Niềm hy vọng “cất cánh” thực sự của các đặc khu hành chính - kinh tế

VOV.VN - Nhận định của Đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khảo sát về đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt tại Quảng Ninh.
 

Trong 2 ngày (28 và 29/10), Đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có chuyến khảo sát thực tế nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ghi nhận sự quyết tâm, quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh trong việc xúc tiến thành lập đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Qua đó, đã có những đóng góp quan trọng đối với dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt từ thực tế đang triển khai.

Trao đổi về những kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhận định các đặc khu Hành chính - Kinh tế chỉ có thể thành công khi có thể chế phù hợp, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng thuận của người dân.

Đoàn công tác khảo sát tại dự án Khu phức hợp cao cấp.
Nêu ý kiến tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, đề án của tỉnh Quảng Ninh đã đi sâu phân tích lợi thế, sự cần thiết của việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn cũng như định hình bộ máy tổ chức, quản lý.

Đồng thời, đoàn công tác cũng đề xuất địa phương cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giải phóng mặt bằng; đảm bảo đời sống kinh tế cho người dân; đào tạo lao động; công tác quản lý dân cư; lao động nước ngoài và đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc.
Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nêu ý kiến, các đánh giá tác động lâu nay do nhiều ĐBQH băn khoăn trong quá trình thẩm tra sơ bộ, thẩm tra chính thức đã được giải trình rất rõ. Hầu hết các kiến nghị của tỉnh đều đã được Ủy ban pháp luật ghi vào báo cáo thẩm tra.

“Theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị là tạo ra những cơ chế, chính sách đột phá đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, ủy ban sẽ tiếp tục nghiên cứu, nghi nhận những cải cách mới, những đột phá mới mang lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước để tạo thành mô hình chung”, ông Định cho biết.

Trước đó, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đi khảo sát thực tế địa hình, các dự án đường giao thông, sân bay đang được triển khai tại Vân Đồn để phục vụ việc hình thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD ở đặc khu Phú Quốc
Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD ở đặc khu Phú Quốc

Không chỉ mở toang chính sách nhà ở mà việc cấp phép lao động với người nước ngoài cũng được đề nghị miễn...

Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD ở đặc khu Phú Quốc

Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD ở đặc khu Phú Quốc

Không chỉ mở toang chính sách nhà ở mà việc cấp phép lao động với người nước ngoài cũng được đề nghị miễn...

Thành lập 3 đặc khu kinh tế: Sẽ phải có những điểm “vượt bỏ“
Thành lập 3 đặc khu kinh tế: Sẽ phải có những điểm “vượt bỏ“

Bản chất của đổi mới, đột phá, chính là tìm ra những điểm “vượt bỏ” hợp lý, chính đáng, để tạo lập khung khổ pháp lý mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Thành lập 3 đặc khu kinh tế: Sẽ phải có những điểm “vượt bỏ“

Thành lập 3 đặc khu kinh tế: Sẽ phải có những điểm “vượt bỏ“

Bản chất của đổi mới, đột phá, chính là tìm ra những điểm “vượt bỏ” hợp lý, chính đáng, để tạo lập khung khổ pháp lý mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Cần thể chế, chính sách đột phá cho đặc khu
Cần thể chế, chính sách đột phá cho đặc khu

VOV.VN - Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt là dự án luật lớn, phức tạp, chưa có tiền lệ nên khối lượng công việc để hoàn thiện còn rất lớn.

Cần thể chế, chính sách đột phá cho đặc khu

Cần thể chế, chính sách đột phá cho đặc khu

VOV.VN - Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt là dự án luật lớn, phức tạp, chưa có tiền lệ nên khối lượng công việc để hoàn thiện còn rất lớn.