Nỗ lực kết thúc đàm phán Hiệp định TPP trong năm 2015

Hiện nay, thời gian chưa xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng trong tháng 1/2015 sẽ có vòng đàm phán nữa.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là hiệp định của thế kỷ 21 đang bước vào thời kỳ đàm phán “nước rút” để có thể đi đến ký kết trong thời gian sớm nhất.

Đã kết thúc đàm phán về DN nhỏ và vừa

Chính thức được khởi động vào tháng 9/2009 đến nay, TPP đã bước vào năm đàm phán thứ 5 với 20 phiên đàm phán chính thức và rất nhiều phiên đàm phán, trao đổi cấp kỹ thuật ở phạm vi hẹp. 

TPP tác động lớn đến ngành dệt may của Việt Nam.
Các lĩnh vực được đưa ra đàm phán trong TPP bao gồm: Mở cửa thị trường; phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới; dịch vụ tài chính; di chuyển thể nhân; các biện pháp bảo lưu không tương thích trong dịch vụ và đầu tư; quy tắc xuất xứ; các vấn đề xuyên suốt, hợp tác và nâng cao năng lực; mua sắm Chính phủ; môi trường; chính sách cạnh tranh; lao động; sở hữu trí tuệ; pháp lý và thể chế; thương mại điện tử; viễn thông; rào cản kỹ thuật; kiểm dịch động thực vật; phòng vệ thương mại.

Khi bắt đầu đàm phán, các nước TPP cam kết hướng tới xóa bỏ 100% các dòng thuế NK nhằm đạt được một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao. Tuy nhiên, trải qua cả chục vòng đàm phán, thực tế cho thấy mục tiêu này rất khó đạt khi mà mỗi nước dường như vẫn muốn giữ lại một số dòng thuế cho riêng mình. Và nguy cơ này càng thể hiện rõ hơn sau khi TPP có sự tham gia của Nhật Bản - nước kiên quyết không xóa bỏ thuế quan đối với 5 mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất.

Theo ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), sở hữu trí tuệ, môi trường, mua sắm Chính phủ là những lĩnh vực mới, Việt Nam chưa từng cam kết tạo ra thách thức lớn cho Chính phủ cũng như DN Việt Nam.

Theo đó, mua sắm Chính phủ của các công ty trong nước không còn độc quyền mà phải cạnh tranh sòng phẳng với các nhà thầu nước ngoài. Khi đó, Chính phủ tiêu dùng minh bạch, hiệu quả hơn và nhà thầu trong nước phải chia sẻ “miếng bánh” này với nhà thầu nước ngoài. 

Đến nay, các nước đã kết thúc đàm phán các nội dung: Hợp tác và xây dựng năng lực; DN nhỏ và vừa, vì sự phát triển, gắn kết môi trường chính sách, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng; thống nhất lời văn của chương nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, chương viễn thông. Ngoài ra, các nước đã kết thúc cơ bản Chương chính sách cạnh tranh (không bao gồm các vấn đề DN Nhà nước).

Trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo TPP ngày 10/11 (sau Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP tại Australia) nêu rõ, đến nay chỉ còn một số ít các vấn đề còn tồn tại và tiến trình đàm phán đã đạt nhiều tiến bộ hơn trước. Khi đàm phán bước vào giai đoạn cuối như hiện nay, các Bộ trưởng cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục thúc đẩy để kết thúc đàm phán.

Thách thức lớn nhất là xác định lộ trình kết thúc các gói cam kết tham vọng về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, dịch vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời và mua sắm Chính phủ. Các nhà lãnh đạo đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp đối với các vấn đề còn tồn tại trong lời văn của Hiệp định đối với các lĩnh vực mua sắm Chính phủ, DN Nhà nước, môi trường và đầu tư và đã đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước đối với các vấn đề này ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

TPP đang đến gần

Thông tin do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cung cấp trên Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 1/12 đoàn Việt Nam đã lên đường tham dự đàm phán TPP cấp trưởng đoàn tại Washington (Hoa Kỳ). Cuộc đàm phán lần này tập trung vào một số nội dung tương đối phức tạp: DN Nhà nước, vấn đề môi trường, mở cửa thị trường hàng hóa, đặc biệt là đàm phán về quy tắc xuất xứ. 

Hiện nay, thời gian chưa xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng trong tháng 1/2015 sẽ có vòng đàm phán nữa, bàn tiếp các vấn đề khó còn lại như sở hữu trí tuệ… Một phương án cả gói dự kiến sẽ được hoàn tất để đưa lên các Bộ trưởng bàn thảo và có thể kết thúc đàm phán sớm nhất trong năm 2015.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, các nước liên quan đã thống nhất được với nhau về các gói để kết thúc đàm phán trong rất nhiều lĩnh vực, đồng thời xác định được những vấn đề còn lại để xây dựng các gói đánh đổi hướng đến kết thúc Hiệp định. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề còn tồn tại lại là những vấn đề khó nhất. Cho nên việc xây dựng các gói đánh đổi vào lúc này là vấn đề cực kỳ khó khăn. Các quốc gia tham gia đàm phán TPP đều đang cố gắng thu hẹp bất đồng và đưa các vấn đề khó khăn còn lại dưới hình thức các gói đánh đổi khác nhau để các Bộ trưởng có thể đưa ra quyết định ở phút cuối cùng.

Các nhà lãnh đạo TPP khẳng định rằng, họ tiếp tục làm việc với các quốc gia và các nền kinh tế bày tỏ mong muốn tham gia TPP sau khi Hiệp định này được ký kết. Các lãnh đạo đã cam kết xây dựng TPP thành một Hiệp định cho phép các nước và các nền kinh tế khác trong khu vực có thể tham gia khi sẵn sàng chấp nhận những cam kết tiêu chuẩn cao. 

“Để phản ánh cam kết này, chúng tôi sắp đi đến thống nhất các điều khoản về cơ cấu và quy trình để đảm bảo Hiệp định TPP là một hiệp định mở. Chúng tôi cũng đã xem xét toàn Hiệp định để đảm bảo TPP có thể tiếp tục phát triển và thích ứng với những thay đổi trong tương lai ở các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, những vấn đề mới nổi khác và các thách thức, hoặc các lĩnh vực mà các nước TPP cùng quan tâm”, tuyên bố của các nhà lãnh đạo TPP nêu rõ.

Với tiến trình đàm phán như hiện nay, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cố vấn đoàn đàm phán TPP nhìn nhận, TPP đang đến rất gần. Đây là Hiệp định chất lượng cao, Hiệp định mậu dịch tự do thế hệ mới. 

Tuy nhiên ông Tuyển cho rằng TPP vẫn chưa phải là Hiệp định thế hệ cuối cùng. Có thể trong tương lai (10, 20 năm nữa) sẽ có Hiệp định mới - Hiệp định thế hệ cuối cùng hài hòa tiêu chuẩn sản phẩm giữa các nước trong Hiệp định. Khi đó sẽ không có rào cản nào nữa và hàng hóa tự do dịch chuyển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ đề xuất hạn chót cho đàm phán TPP vào tháng 2/2015
Mỹ đề xuất hạn chót cho đàm phán TPP vào tháng 2/2015

VOV.VN - Đề xuất này đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng 12 nước tham gia đối thoại tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm qua.

Mỹ đề xuất hạn chót cho đàm phán TPP vào tháng 2/2015

Mỹ đề xuất hạn chót cho đàm phán TPP vào tháng 2/2015

VOV.VN - Đề xuất này đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng 12 nước tham gia đối thoại tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm qua.

Tổng thống Mỹ đặt cược vào TPP
Tổng thống Mỹ đặt cược vào TPP

VOV.VN - Hiện Trung Quốc đang tích cực vận động cho một hiệp định thương mại có Trung Quốc và tách biệt với TPP.

Tổng thống Mỹ đặt cược vào TPP

Tổng thống Mỹ đặt cược vào TPP

VOV.VN - Hiện Trung Quốc đang tích cực vận động cho một hiệp định thương mại có Trung Quốc và tách biệt với TPP.

Việt Nam nỗ lực cùng các thành viên sớm đạt Hiệp định TPP toàn diện
Việt Nam nỗ lực cùng các thành viên sớm đạt Hiệp định TPP toàn diện

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo nhất trí nỗ lực bảo đảm TPP là một liên kết kinh tế mở, sẵn sàng đón nhận sự tham gia của các nền kinh tế trong khu vực.

Việt Nam nỗ lực cùng các thành viên sớm đạt Hiệp định TPP toàn diện

Việt Nam nỗ lực cùng các thành viên sớm đạt Hiệp định TPP toàn diện

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo nhất trí nỗ lực bảo đảm TPP là một liên kết kinh tế mở, sẵn sàng đón nhận sự tham gia của các nền kinh tế trong khu vực.

TPP sẽ xóa bỏ các rào cản đầu tư
TPP sẽ xóa bỏ các rào cản đầu tư

VOV.VN -Đây là một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong báo cáo của các Bộ trưởng Thương mại các nước đàm phán TPP vừa gửi các Lãnh đạo.

TPP sẽ xóa bỏ các rào cản đầu tư

TPP sẽ xóa bỏ các rào cản đầu tư

VOV.VN -Đây là một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong báo cáo của các Bộ trưởng Thương mại các nước đàm phán TPP vừa gửi các Lãnh đạo.

Trung Quốc đề xuất "khối thương mại riêng" đối trọng với TPP?
Trung Quốc đề xuất "khối thương mại riêng" đối trọng với TPP?

VOV.VN - "Nếu Mỹ không muốn Trung Quốc tham gia TPP, Trung Quốc sẽ tự thành lập một khối thương mại riêng của mình”, một nhà kinh tế Trung Quốc nhận định.

Trung Quốc đề xuất "khối thương mại riêng" đối trọng với TPP?

Trung Quốc đề xuất "khối thương mại riêng" đối trọng với TPP?

VOV.VN - "Nếu Mỹ không muốn Trung Quốc tham gia TPP, Trung Quốc sẽ tự thành lập một khối thương mại riêng của mình”, một nhà kinh tế Trung Quốc nhận định.