Phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém: Hòa cả làng?

VOV.VN - Theo chuyên gia, cho phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém xong không phải là hết chuyện mà cần xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra yếu kém đó. 

Nhiều dự án nghìn tỷ thua lỗ, đắp chiếu có thể sẽ phải cho phá sản. Dù “đau xót” nhưng đây là việc phải làm để xử lý dứt điểm, không kéo dài thêm thua lỗ, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và ngân sách nhà nước.

Những dự án… vô phương cứu chữa

Trong số 12 Dự án/nhà máy yếu kém thua lỗ của ngành Công Thương, tới thời điểm hiện nay, có 2 dự án đã phải tính đến phương án cho phá sản. Đó là Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ và Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).

Khi Vinalines gặp khó khăn, tiếp tục sử dụng nguồn lực Nhà nước để hỗ trợ xử lý, nhưng vẫn không gượng dậy được (ảnh minh họa: KT)

Với Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ, mặc dù Bộ Công Thương đề xuất phương án phá sản, song Bộ này vẫn muốn tìm cách vực dậy theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài, để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm. Sau đó thoái vốn hoặc chuyển nhượng công ty.

Còn với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), đã có đề xuất xuất ưu tiên là lựa chọn phương án phá sản theo quy định của pháp luật, bởi trước đó đã có nhiều đợt “bơm tiền” để giải cứu, nhưng vẫn thua lỗ nặng.

Báo cáo tài chính của DQS đến cuối năm 2016 cho thấy, công ty này không những không giảm lỗ mà lỗ phát sinh kể từ tiếp nhận lên tới gần 2.500 tỉ đồng. Không chỉ vốn chủ sở hữu ở DQS bị âm tới 1.152 tỉ đồng, tổng các khoản nợ phải trả của DQS cũng lên tới trên 6.900 tỉ đồng.

Với những DNNN yếu kém, thua lỗ trầm trọng như DQS, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đại Lai, phải xử lý dứt khoát bằng cách cho phá sản, chứ không thể tiếp tục giải cứu bằng tiền ngân sách nhà nước.

“Khi cho phá sản thì cũng có nhiều hệ lụy đi kèm. Giá thu về được thì bèo bọt, không đáng kể, không đủ trả nợ. Chưa kể là giải quyết công việc cho người lao động. Nhưng nếu không cho phá sản thì cứ ôm đống nợ ngày càng phình to ra rất nguy hiểm. Thà xử lý một lần cho dứt điểm”, ông Lai thẳng thắn.

Không để ngân sách nhà nước nặng gánh thêm

Ngoài 2 dự án nêu trên, còn hàng loạt dự án nghìn tỷ khác đang lay lắt hoặc “đắp chiếu” không thể hoạt động, như các dự án sản xuất phân bón, sản xuất thép, sản xuất nhiên liệu sinh học... Thậm chí có những nhà máy xây dựng xong thì bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn.

Cho đến nay, tổng số lỗ của các doanh nghiệp này đã lên đến khoảng 16.000 tỉ đồng, tổng số nợ lên đến 55.000 tỉ đồng. Quan điểm của Chính phủ về những dự án này rất rõ ràng: không tiếp tục sử dụng ngân sách Nhà nước để cứu.

Theo ông Bùi Đức Thụ - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), nguyên ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, đây là chủ trương đúng. Phải tránh tình trạng doanh nghiệp hiện tại gặp nhiều khó khăn, tương lai mờ mịt, mà vẫn tiếp tục đổ tiền để mong “hồi sinh”. Cuối cùng doanh nghiệp đó vẫn không sống được, dẫn tới tình trạng mất vốn của Nhà nước trầm trọng hơn.

“Nhìn lại trong lịch sử cũng thấy như việc tái cơ cấu Vinashin, Vinalines cũng gặp khó khăn, tiếp tục sử dụng nguồn lực Nhà nước để hỗ trợ xử lý, nhưng các doanh nghiệp này cho đến nay vẫn không gượng dậy được. Thậm chí, có doanh nghiệp khó khăn hơn, lãi mẹ đẻ lãi con, càng gây thêm gánh nặng cho ngân sách, gây thiệt hại thêm cho tiền thuế của dân”, ông Thụ lưu ý.

Cho phá sản, không có nghĩa… hòa cả làng

Theo nhiều chuyên gia, cho phá sản DNNN yếu là là việc cuối cùng phải làm sau khi đã có nhiều phương án cứu doanh nghiệp nhưng không khả thi. Tuy nhiên, sau đó là nhiều vấn đề cần giải quyết. TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, khối lượng tài sản thất thoát, lãng phí ở các dự án thua lỗ là rất lớn, không thể xử lý đơn giản để rồi dẫn đến mất trắng.

“Khi cho phá sản, giá trị đất đai của doanh nghiệp là rất lớn, bán được thì thu hồi được không ít tài sản. Và vấn đề rất lớn là lao động việc làm. Phá sản các dự án này phải đúng quy trình thủ tục. Bây giờ đã có Luật Phá sản thì phải làm theo đúng luật, minh bạch rõ ràng”, ông Hồ nêu ý kiến.

TS Nguyễn Minh Phong:

Nợ của DNNN rất lớn, tiềm ẩn đẩy trần nợ công lên cao. Tài sản nhà nước cũng dễ bị thất thoát trong cổ phần hóa. Hai biểu hiện của thất thoát là tính giá rẻ, tham gia vào cổ phần hóa hạn hẹp, biến DNNN thành doanh nghiệp tư nhân và thất thoát về đất đai ở những vị trí đắc địa. Theo tôi, luật hồi tố là rất quan trọng, không thể để sai phạm rồi vẫn…hạ cánh an toàn. Đây là một trong những điểm quan trọng để chống những kẽ hở, sai phạm trong quản lý DNNN.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), phá sản những DNNN yếu kém xong không có nghĩa là… hết chuyện. Luật pháp cũng đã quy định rõ, nếu cá nhân, đơn vị làm thất thoát tài sản nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.

Với những DNNN yếu kém, cho phá sản, phải truy được nguyên nhân xảy ra yếu kém, thua lỗ. Ông Hải lấy dẫn chứng về trường hợp Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất chuyển giao từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC) về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) - 1 đơn vị không có kinh nghiệm gì về đóng tàu là một sai lầm, vậy ai chịu trách nhiệm cho quyết định này?

“Lâu nay, nhiều DNNN làm ăn thua lỗ nhưng truy trách nhiệm thì không dễ dàng. Cần tính đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân cụ thể để làm gương răn đe, tránh tình trạng tương tự xảy ra, làm thất thoát tài sản Nhà nước”, ông Hải đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước
Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp.

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp.

6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá
6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá

VOV.VN -Trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước mới có 10 doanh nghiệp nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp được cổ phần hóa.

6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá

6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá

VOV.VN -Trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước mới có 10 doanh nghiệp nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp được cổ phần hóa.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Vì sao nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong thua lỗ?
Vì sao nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong thua lỗ?

VOV.VN - Nhiều năm qua, không ít DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân…

Vì sao nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong thua lỗ?

Vì sao nhiều doanh nghiệp Nhà nước ngập trong thua lỗ?

VOV.VN - Nhiều năm qua, không ít DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân…

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản
Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì cho phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì cho phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác.

Đặc quyền, ưu ái làm “hư” doanh nghiệp Nhà nước
Đặc quyền, ưu ái làm “hư” doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN-Có nhiều “nút thắt” đang gây cản trở quá trình tái cơ cấu DNNN một cách hiệu quả, trong đó có yếu tố ưu ái, lợi ích nhóm, kỷ luật chưa nghiêm.

Đặc quyền, ưu ái làm “hư” doanh nghiệp Nhà nước

Đặc quyền, ưu ái làm “hư” doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN-Có nhiều “nút thắt” đang gây cản trở quá trình tái cơ cấu DNNN một cách hiệu quả, trong đó có yếu tố ưu ái, lợi ích nhóm, kỷ luật chưa nghiêm.

“Thuốc” cho doanh nghiệp nhà nước?
“Thuốc” cho doanh nghiệp nhà nước?

VOV.VN - Rất khó tìm ra lời giải cho vấn đề đã tồn tại hàng chục năm nay của doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ quyết định cổ phần hóa...

“Thuốc” cho doanh nghiệp nhà nước?

“Thuốc” cho doanh nghiệp nhà nước?

VOV.VN - Rất khó tìm ra lời giải cho vấn đề đã tồn tại hàng chục năm nay của doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ quyết định cổ phần hóa...