Quốc hội cơ bản tán thành nội dung báo cáo KT- XH của Chính phủ

VOV.VN -Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định khi kết thúc phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày 31/10.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày , Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy, về cơ bản Quốc hội tán thành nội dung Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, về những nhận định tình hình đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, cũng như dự kiến cho nhiệm vụ năm 2015.

Cải cách thể chế có bước chuyển biến tích cực

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, về năm 2014, Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, kịp thời và nhạy bén. Với kết quả đạt được 9 tháng và dự kiến đạt được cả năm, có cơ sở để khẳng định rằng, về cơ bản mục tiêu tổng quát năm 2014, về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng được cải thiện, tăng trưởng các khu vực công nghiệp, xây dựng, nông, lâm nghiệp, thủy sản đã phục hồi....

Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 6%, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tăng hơn năm trước, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, lãi suất ngân hàng hợp lý, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng nhanh, tình trạng đôla hóa, vàng hóa từng bước giảm dần. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 mặc dù khó khăn nhưng vẫn tăng và đầu tư công khắc phục được tình trạng dàn trải...

Việc thực hiện 3 đột phá, đã có nhiều kết quả trong đó cải cách thể chế có bước chuyển biến tích cực, cải cách hành chính được triển khai quyết liệt trên một số lĩnh vực, nhất là ngành thuế, hải quan, xây dựng, giao thông... an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo được quan tâm triển khai đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm, chính sách pháp luật ưu đãi đối với người có công đã được hoàn thiện và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường ở mạng lưới y tế cơ sở cũng như y tế dự phòng...

Báo cáo KT – XH của Chính phủ cần đầy đủ, minh bạch hơn

Về tồn tại, hạn chế, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại biểu Quốc hội tán thành với đánh giá của Chính phủ và có ý kiến nhận định cho rằng các báo cáo cũng chưa phản ánh, đánh giá hết những diễn biến tình hình thực tế và chưa đề cập sâu đến những hạn chế, yếu kém mà nhân dân đang rất bức xúc, chưa phân tích kỹ nguyên nhân vì sao dẫn tới tình hình, nhất là những nguyên nhân chủ quan và có một số số liệu trong báo cáo còn gây nhiều băn khoăn, đề nghị cần phải đánh giá báo cáo đầy đủ, minh bạch hơn để Quốc hội và nhân dân biết.

Kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, chưa đánh giá sâu chất lượng tăng trưởng. Việc triển khai 3 đột phá chiến lược đạt được một số kết quả bắt đầu, bước đầu nhưng vẫn còn hạn chế.

Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế là một chủ trương lớn nhưng thực hiện chậm và hiệu quả còn thấp. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng vẫn chậm so với các nước láng giềng. Thị trường bất động sản có phục hồi nhưng cũng chậm. Công tác phòng, chống gian lận thương mại còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá chưa được khắc phục.

Sản xuất nông nghiệp được đánh giá là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Một số chính sách gây ra hụt thu và tăng chi lớn đã có ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách nhà nước. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng và việc xử lý còn chậm. Quy mô nợ công lớn đang ở mức sát trần cho phép, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ngân hàng chính sách, nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đáng lo ngại, áp lực trả nợ rất lớn.

Xây dựng nông thôn mới còn có hiện tượng chạy theo thành tích

Đại biểu Quốc hội cũng đánh giá chương trình nông thôn mới cũng đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng cũng có những hiện tượng chạy theo thành tích và nhiều chỉ tiêu chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng, miền. Chỉ tiêu tạo việc làm thiếu vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp chung theo báo cáo là giảm nhưng số lao động thiếu việc làm, không có việc làm vẫn rất nhiều, năng suất lao động xã hội thấp. Cần có đánh giá cụ thể, rõ hơn để có những giải pháp khắc phục.

Tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình trạng tham nhũng gây thất thoát lớn. Công tác kê khai, quản lý tài sản chưa có hiệu quả thiết thực. Tình hình vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số tội phạm gia tăng đáng kể như tội phạm mạng, tình trạng buôn bán người...

Một số vấn đề cần phải làm rõ thêm trong Báo cáo của Chính phủ đó là đánh giá hiệu quả liên kết vùng, có giải pháp tăng cường liên kết vùng và chính sách phát triển vùng động lực cũng như vùng khó khăn. Làm rõ vấn đề kiểm soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong sử dụng nguồn vốn ODA. Xuất siêu lớn chủ yếu do hàng gia công lắp ráp của các doanh nghiệp FDI với trình độ công nghệ tương đối trung bình và thấp. Chính phủ cần phải đánh giá đến tác động xã hội và môi trường đối với việc thực hiện nguồn vốn này.

Làm rõ tại sao tổng mức đầu tư trong toàn xã hội giảm, doanh nghiệp phá sản nhiều, ngừng hoạt động nhiều mà tăng trưởng vẫn tăng cao hơn năm trước. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng của chúng ta vẫn tăng, mà nền kinh tế chúng ta chủ yếu tăng trưởng dựa vào đầu tư. Phân tích, đánh giá vấn đề nợ công trong dài hạn để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Báo cáo của Chính phủ rất rõ, đề nghị rút ra những quan điểm nguyên tắc chỉ đạo của Quốc hội về vấn đề nợ công và đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Trong đó chủ ý khẳng định từ năm 2015 trở đi sẽ không phát hành trái phiếu Chính phủ có thời hạn dưới 5 năm.

Đề nghị Chính phủ rà soát lại hệ thống chỉ tiêu chủ yếu cho đúng thực chất

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, đa số đại biểu Quốc hội tán thành mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế - xã hội và môi trường, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ đã đề ra. Đây là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, năm 2015 là năm các nước Đông Nam Á theo lộ trình dự kiến trở thành cộng đồng kinh tế ASEAN.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, chúng ta có nhiều thuận lợi, thời cơ để thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho cả nhiệm kỳ. Đề nghị Chính phủ rà soát lại hệ thống chỉ tiêu chủ yếu cho đúng thực chất, tránh hình thức và cần cụ thể hơn các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, trong đó nhấn mạnh các nội dung sau đây:

Cần dự báo tình hình thế giới và khu vực cũng như trong nước, nhận diện rõ đặc điểm, yêu cầu cho năm 2015 để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, mục tiêu tổng quát thống nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc hơn 2014, phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát huy những kết quả của hoạt động đối ngoại và hội nhập. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra cần nêu với tinh thần phấn đấu cao nhất, để chúng ta có thể kết thúc nhiệm kỳ, nhưng nó phải có tính khả thi và loại bỏ bớt những chỉ tiêu không chủ yếu.

Nhiệm vụ, giải pháp cần xác định trọng tâm, trọng điểm những nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2015. Trên cơ sở đánh giá lại 4 năm qua, những tồn tại yếu kém đã rút ra để có những giải pháp khắc phục thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và tạo ra một sự thay đổi đột phá mạnh mẽ về thể chế quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tài chính công, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định, thu hút các nguồn lực đầu tư, phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế. Đảm bảo tính ổn định chất lượng của tăng trưởng, đẩy mạnh đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Phải có chính sách và cơ chế để phát triển doanh nghiệp tư nhân

Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, phải có chính sách và cơ chế để phát triển doanh nghiệp tư nhân, huy động thêm nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước tạo động lực phát triển. Tạo ra cơ chế linh hoạt để triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả hơn, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích mạnh mẽ, công khai, minh bạch để thu hút đầu tư của tư nhân, đầu tư của nước ngoài có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực này. Quan tâm đầu tư đúng mức, tập trung vào các vùng, miền trọng điểm, chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng liên kết vùng phát huy lợi thế so sánh trong phát triển nông nghiệp.

Xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, vốn ảo, tài sản ảo của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng hơn, tiết kiệm và giảm chi thường xuyên trong chi tiêu ngân sách. Triển khai tốt các chính sách an sinh xã hội, bố trí đủ kinh phí để các cấp, các ngành thực hiện các quy định của nhà nước về an sinh xã hội, nhất là cho các đối tượng chính sách về nhà ở, về y tế, giáo dục, tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nâng cao kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm cá nhân

Cải cách hành chính, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm cá nhân là động lực để nâng cao năng suất lao động một cách rõ rệt. Tiếp tục thực hiện mục tiêu lao động qua đào tạo, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, đáp ứng quá trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó quan tâm mạnh mẽ hơn nữa giáo dục và đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số.

Tăng cường công tác đánh giá chất lượng, tổ chức bộ máy và công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Cải cách tư pháp trên tất cả các mặt công tác, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Chủ động đưa ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã gia nhập và đang trong quá trình hoàn tất các hiệp định thương mại hợp tác.

Trong thảo luận các đại biểu Quốc hội có đề cập một số nội dung cụ thể, bức xúc, có địa chỉ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng tháo gỡ khó khăn và báo cáo lại đại biểu Quốc hội. Ví dụ như vấn đề cai nghiện tập trung của thành phố Hồ Chí Minh và một số đề nghị của các địa phương khác có nội dung và địa chỉ cụ thể.

Quốc hội đánh giá cao việc các thành viên Chính phủ đã trực tiếp giải trình tại phiên họp này. Đề nghị các Bộ, ngành tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc của các địa phương, của doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn Hiệp hội điện toán quốc tế
Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn Hiệp hội điện toán quốc tế

VOV.VN - ASOCIO mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn Hiệp hội điện toán quốc tế

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn Hiệp hội điện toán quốc tế

VOV.VN - ASOCIO mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân từ trần
Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân từ trần

VOV.VN - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ 5 phút sáng 29.10, tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, thọ 79 tuổi

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân từ trần

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân từ trần

VOV.VN - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ 5 phút sáng 29.10, tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, thọ 79 tuổi

Xuất lộ dấu tích kiến trúc tâm linh sát Nhà Quốc hội mới
Xuất lộ dấu tích kiến trúc tâm linh sát Nhà Quốc hội mới

Xuất lộ tại khu vực sát Nhà Quốc hội, trục kiến trúc tâm linh của vương triều Lý được Viện khảo cổ học Việt Nam đánh giá là "hiện tượng đặc biệt trong lịch sử".

Xuất lộ dấu tích kiến trúc tâm linh sát Nhà Quốc hội mới

Xuất lộ dấu tích kiến trúc tâm linh sát Nhà Quốc hội mới

Xuất lộ tại khu vực sát Nhà Quốc hội, trục kiến trúc tâm linh của vương triều Lý được Viện khảo cổ học Việt Nam đánh giá là "hiện tượng đặc biệt trong lịch sử".

Nga sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới của Ukraine
Nga sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới của Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng lên án tuyên bố của Liên minh châu Âu cảnh báo mở rộng trừng phạt nhằm vào Nga.

Nga sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới của Ukraine

Nga sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới của Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng lên án tuyên bố của Liên minh châu Âu cảnh báo mở rộng trừng phạt nhằm vào Nga.

Quốc hội cần giám sát ODA để “soi” nhóm lợi ích
Quốc hội cần giám sát ODA để “soi” nhóm lợi ích

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát ODA, chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách, những nhóm lợi ích liên quan…

Quốc hội cần giám sát ODA để “soi” nhóm lợi ích

Quốc hội cần giám sát ODA để “soi” nhóm lợi ích

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát ODA, chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách, những nhóm lợi ích liên quan…

Burkina Faso: Quân đội giải tán Chính phủ và Quốc hội
Burkina Faso: Quân đội giải tán Chính phủ và Quốc hội

VOV.VN - Các nguồn tin khu vực đêm qua (30/10) cho biết, quân đội Burkina Faso vừa tiến hành giải tán Chính phủ và Quốc hội nước này.

Burkina Faso: Quân đội giải tán Chính phủ và Quốc hội

Burkina Faso: Quân đội giải tán Chính phủ và Quốc hội

VOV.VN - Các nguồn tin khu vực đêm qua (30/10) cho biết, quân đội Burkina Faso vừa tiến hành giải tán Chính phủ và Quốc hội nước này.