Nhận diện lâm trường quốc doanh và mâu thuẫn đất đai

Quyết sách nào cho lâm trường quốc doanh?

VOV.VN -"LTQD nào đảm bảo tiêu chí đặt ra của NQ 28 thì khuyến khích, còn lại tự cho là chủ đất mới thì cương quyết xử lý"

Những yếu kém, tồn tại kéo dài, chuyển sang kinh tế thị trường mô hình lâm trường quốc doanh (LTQD) càng không còn phù hợp và đòi hỏi cần đổi mới nhanh chóng. Tuy nhiên, các LTQD đã trải qua 4 lần đổi mới, rà soát, sắp xếp lại nhưng những khuyết điểm, yếu kém chưa được khắc phục mà còn thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn này sinh nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến diện tích đất được giao cho các lâm trường quản lý.      

Cổ phần hóa hay một hình thức chiếm đoạt đất đai?

Đổi mới theo tinh thần của NQ 28/TW và các mục tiêu của Nghị định 200/NĐ-CP của Chính phủ, các lâm trường quốc doanh đổi tên thành công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhưng các vấn đề tồn tại không được khắc phục mà còn trở lên nghiêm trọng hơn.

Rừng trồng cao su

Ông Đinh Quang Tuấn, Phó trưởng ban Ban đổi mới và Quản ly doanh nghiệp nông nghiệp ( Bộ NN&PTNT) cho biết, cổ phần hóa được chọn làm phương án thí điểm. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa thí điểm ở 37 công ty thời gian vừa qua cũng cho thấy nhiều dấu hiệu tiêu cực khi mà chỉ có 6 công ty thực hiện tương đối tốt, 31 công ty còn lại, cổ phần hóa thực chất chỉ là cho thuê đất, có dấu hiệu lợi ích rơi vào tay một nhóm người.

“Dứt khoát không thể để  hoạt động theo mô hình này được. Muốn đổi mới thì vấn đề đất đai cần phải giải quyết cho xong, vốn liếng, tài sản cũng phải xác định cho rõ. Công ty nào cổ phần hóa được thì cổ phần hóa, công ty nào không cổ phần hóa được thì dẹp luôn đi”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, mục tiêu của NQ 28/TW đặt ra cho lâm trường rất rõ ràng, Bộ chính trị kỳ vọng các lâm trường sẽ là những đầu tầu kinh tế lâm nghiệp ở các địa phương, dẫn đầu về khoa học - kỹ thuật lâm nghiệp, cung cấp dịch vụ cây giống, là chỗ dựa về đầu ra cho sản phẩm của người dân, kết nối thị trường, chế biến nâng cao giá trị lâm sản. Lâm trường phải làm tốt vai trò của mình trong mối liên kết 4 nhà trong ngành lâm nghiệp.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, “Lâm trường nào đảm bảo được những tiêu chí đặt ra của NQ 28 thì chúng ta khuyến khích, thậm chí tạo điều kiện thuận lợi cho lâm trường phát huy với vai trò đầu tầu, vai trò đẩy mạnh  sản xuất ở địa phương. Thế còn những lâm trường không làm được điều này mà lại đang phát canh thu tô thì tôi cho rằng cần phải biến các hợp đồng này thành việc giao khoán chính thức về đất đai cho những người đang sử dụng”

“Chúng ta cần phải điều tra chính xác về hiện trạng hiên nay. Những lâm trường đang tự coi mình là một dạng chủ đất mới, thì cần xử lý cương quyết không có nề hà”, ông Võ dức khoát.

Điều tra đánh giá đúng thực trạng lâm trường

Ông Phạm Quang Tú, Phó viện trưởng Viện Tư vấn và Phát triển cho rằng, vấn đề cơ bản là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hơn 2 triệu ha đất rừng đang được giao cho 148 công ty lâm nghiệp trên cả nước và giải quyết hài hòa mâu thuẫn đất đai giữa một bên là công ty lâm nghiệp và một bên là người dân địa phương.

Để thực hiện 2 mục tiêu đó, thứ nhất cần đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của các công ty lâm nghiệp, xem các thực thể này sản xuất kinh doanh như thế nào. Thứ hai là phải rà soát lại toàn bộ hiện trạng sử dụng đất đai của các công ty bao gồm cả những diện tích các công ty đang sử dụng, diện tích bỏ hoang hóa, diện tích đang có tranh chấp. lấn chiếm. Thứ ba, phải đánh giá thực trạng thiếu đất xản xuất của người dân địa phương.

Dựa trên kết quả đánh giá khách quan đó mới đưa ra phương án giải quyết vấn đề lâm trường theo 2 hướng: đối với các lâm trường quản lý diện tích là rừng tự nhiên nên chuyển đổi thành các ban quản lý rừng như một đơn vị sự nghiệp, kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. Đối với những lâm trường quản lý các rừng trồng, đất lâm nghiwwpj thì lâm trường phải đóng  vai trò chế biến, cung cấp dịch vụ cây giống, khoa học công nghệ và thi trường để người dân làm việc trồng rừng.

Ông Tú giả thiết: “ví dụ lâm trường chỉ giữ khoảng 1.000 ha đất để anh trồng rừng, nuôi sống cán bộ nhân viên. Anh làm một cái xưởng chế biến ở mức độ vừa phải để tiếp cận thị trường. Còn lại buộc anh phải giao lại cái đất cho người dân trồng rừng, liên doanh, liên kết với người dân. Như vậy một mặt vừa đảm bảo được mô hình hợp tác, vừa đảm bảo cho các công ty sống được.”      

Mô hình nào cho lâm trường quốc doanh?

Cùng quan điểm là cần rà soát lại toàn bộ hiện trạng quản lý và sử dụng đất của các lâm trường, song Tiến sĩ Tô Xuân Phúc, đại diện của tổ chức Foress Trens cho rằng, những nghiên cứu đánh giá về thực trạng cần thực hiện theo cơ chế có sự tham gia của cộng đồng để có được những kết quả khách quan, trung thực. Tuyệt đối  không nên để các công ty lâm nghiêp tự đánh giá như trước đây.

Ông Tô Xuân Phúc
Các tỉnh nên có quyết định thu hồi những diện tích mà các công ty lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích, những diện tích có tranh chấp lấn chiếm để cấp cho người dân địa phương đang thiếu đất cho sản xuất đảm bảo sinh kế. Phần còn lại nên cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê một cách công khai, công bằng và sử dụng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Lý giải băn khoăn về việc giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ lại tập trung đất về tay một số ông chủ, người đồng bào bán đất rồi lại trở thành người làm thuê, tiến sĩ Tô Xuân Phúc cho rằng,mô hình giao đất cho cộng đồng, giao đất cho nhóm hộ để họ tự đề ra các thiết chế riêng của họ để làm thế nào đó giảm được giao dịch về đất đai không mong muốn trên thị trường. “Bây giờ chúng ta cứ lo lắng rằng giao đất cho dân, dân bán hết, mấy ông người kinh vào mua hết …nếu thế thì dân chẳng bao giờ có đất để sản xuất cả”, ông Phúc bày tỏ.

Sắp tới đây, sẽ tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 28/TW về “tiếp tục đổi mới sắp xếp nông lâm trường quốc doanh”, Bộ Chính trị sẽ có những đánh giá về thực trạng quá trình đổi mới của các lâm trường trên cơ sở mục tiêu mà NQ 28 đã đặt ra. Từ đó, sẽ có những quyết sách tiếp theo, phù hợp, nhằm khắc giải quyết những tồn tại, yếu kém của các công ty lâm nghiệp hiện nay, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ đất đai giữa người dân địa phương và các công ty lâm nghiệp./.

Bài 1:  Đổi mới lâm trường quốc doanh: "Bình mới rượu cũ"?
Bài 2:  Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"
Bài 3:   7.600 ha đất tranh chấp: Mới chỉ là phần nổi tảng băng
Bài 4:   Đất lâm trường: Nghịch lý thiếu - thừa

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"
Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

VOV.VN -Với cung cách làm ăn trái với tinh thần của NQ 28/ TW, nhiều lâm trường quốc doanh đang trở thành một dạng địa chủ “kiểu mới"

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

VOV.VN -Với cung cách làm ăn trái với tinh thần của NQ 28/ TW, nhiều lâm trường quốc doanh đang trở thành một dạng địa chủ “kiểu mới"

7.600 ha đất tranh chấp: Mới chỉ là phần nổi tảng băng
7.600 ha đất tranh chấp: Mới chỉ là phần nổi tảng băng

VOV.VN - Những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến những diện tích đất và rừng được giao cho các LTQD tăng cả về quy mô và hình thức

7.600 ha đất tranh chấp: Mới chỉ là phần nổi tảng băng

7.600 ha đất tranh chấp: Mới chỉ là phần nổi tảng băng

VOV.VN - Những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến những diện tích đất và rừng được giao cho các LTQD tăng cả về quy mô và hình thức

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?
Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

VOV.VN -Sau 10 năm đổi mới hiệu quả quản lý đất và rừng vẫn còn rất thấp, tài nguyên đất và rừng tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng.

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

VOV.VN -Sau 10 năm đổi mới hiệu quả quản lý đất và rừng vẫn còn rất thấp, tài nguyên đất và rừng tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng.

Đất lâm trường:  Nghịch lý thiếu-thừa
Đất lâm trường: Nghịch lý thiếu-thừa

VOV.VN - "Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm về đất đai ở các lâm trường quốc doanh chưa được đặt lên đúng tầm với mức độ của nó"

Đất lâm trường:  Nghịch lý thiếu-thừa

Đất lâm trường: Nghịch lý thiếu-thừa

VOV.VN - "Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm về đất đai ở các lâm trường quốc doanh chưa được đặt lên đúng tầm với mức độ của nó"