Chuyện con tôm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản:

Ra thị trường quốc tế, phải có đẳng cấp quốc tế

(VOV) - Thật quá tiếc khi đã có lòng tin ở thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam lại đánh rơi mất.

Đầu tuần đến công sở, cầm tờ báo mới trên tay điểm nhanh, có một thông tin chỉ vẻn vẹn mấy dòng mà xót xa thất vọng.

Đó là tin: Nhật Bản quyết định kiểm tra toàn bộ các lô hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật, không có loại trừ lô hàng nào.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu của quốc tế.

Nghĩa là, cái điều khiến cho Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cảnh báo và canh cánh lo âu những ngày vừa qua, nay đã biến thành sự thật. Kèm theo sự thật ấy là những thiệt hại về kinh tế, về uy tín làm ăn trên thương trường. Câu chuyện xảy ra chỉ sau khoảng một tuần Nhật dỡ bỏ lệnh kiểm tra xác suất (về chất Ethoxyquin) đối với 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Những tưởng con tôm Việt Nam đã giành được vị trí ổn định đối với người tiêu dùng khó tính nhật Bản. Nhưng thật tiếc! sau khi lệnh được dỡ bỏ thì Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản lại liên tiếp phát hiện 2 lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam nhiễm dư lượng chất cấm này. Và ngay lập tức lệnh kiểm tra toàn bộ 100% số lô tôm nhập khẩu bắt đầu được thiết lập lại.

Nói là thiết lập lại bởi cách đây chưa lâu, lệnh này đã được thực hiện như một sự đương nhiên với các lô hàng tôm nhập khẩu của Việt Nam. Sau một thời gian dài cố gắng, doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được lòng tin với các cơ quan kiểm tra kiểm dịch vô cùng nguyên tắc ở các cửa khẩu của Nhật Bản, tỷ lệ kiểm tra được hạ xuống còn 30%.

Vậy mà giờ đây, sau bao nhiêu công sức gìn giữ, chữ tín lại bay vèo. Nghe thông tin thấy thật tiếc cho doanh nghiệp và không thể xót xa hơn. Kiểm tra 100% lô hàng tức là kèm theo rất nhiều yếu tố thiệt hại cho những người liên quan đến con tôm xuất khẩu, từ người nuôi tôm, đơn vị sơ chế bảo quản, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và trên hết nữa là uy tín, phong cách làm ăn của doanh nhân, của cả cộng đồng doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Kiểm tra tất tần tật không một loại trừ nào, có nghĩa là thời gian thông quan hàng hóa sẽ bị chậm lại, chi phí thì tăng lên, giá thành tăng kéo theo giá bán tăng làm giảm tính cạnh tranh với sản phẩm cùng loại khác, và đương nhiên là lợi nhuận giảm xuống.

Doanh nghiệp thì kêu ca là yêu cầu của thị trường Nhật Bản quá cao. Ô kìa! Đây là thị trường bình đẳng, sòng phẳng, nếu doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì xin mời tham gia, bằng không có ai bắt buộc đâu?

Vậy nhưng nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã gần 6 năm nay. Đâu phải doanh nghiệp xa lạ với các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa của thị trường nước ngoài, nhất là lại là thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng như Nhật Bản.

Đành rằng năng lực kỹ thuật để tiếp cận thị trường quốc tế của nền kinh tế của ta nói chung và của doanh nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập. Thế nhưng, ở từng lát cắt của ngành hàng, từng phân khúc của thị trường, khi đã chấp nhận bước ra thị trường quốc tế, thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của quốc tế.

Thật quá đáng tiếc khi đã có được lòng tin ở một thị trường khó tính và yêu cầu cao như Nhật Bản mà các doanh nghiệp lại đánh rơi mất. Cho dù vì lý do gì đi nữa (như là chỉ nhìn vào mối lợi trước mắt, như doanh nghiệp không thể chịu được chi phí quá cao nếu sử dụng loại hóa chất không bị cấm, hay doanh nghiệp thiếu sự hướng dẫn, trợ giúp của cơ quan chức năng…) thì cũng không thể chấp nhận “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” như thế được.

Đi ra thị  trường quốc tế, phải có đẳng cấp quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác tại thị trường châu Phi
Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác tại thị trường châu Phi

Thủ đoạn lừa đảo là yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc, trả trước các khoản phí… qua mạng và tài khoản, nhưng họ lại không giao hàng.

Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác tại thị trường châu Phi

Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác tại thị trường châu Phi

Thủ đoạn lừa đảo là yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc, trả trước các khoản phí… qua mạng và tài khoản, nhưng họ lại không giao hàng.

Doanh nghiệp cần thoát tư duy “buôn thúng bán mẹt"
Doanh nghiệp cần thoát tư duy “buôn thúng bán mẹt"

(VOV) - Vòng xoáy luẩn quẩn của DNVVN là thiếu vốn, thiếu cạnh tranh, dễ mất khách hàng, đặc biệt là thiếu sự hợp sức giữa các DN.

Doanh nghiệp cần thoát tư duy “buôn thúng bán mẹt"

Doanh nghiệp cần thoát tư duy “buôn thúng bán mẹt"

(VOV) - Vòng xoáy luẩn quẩn của DNVVN là thiếu vốn, thiếu cạnh tranh, dễ mất khách hàng, đặc biệt là thiếu sự hợp sức giữa các DN.

4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung
4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung

Hiệp hội thủy sản Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã ra tuyên bố đa phương về các biện pháp hỗ trợ hợp tác và xem xét việc thành lập một liên minh ngành tôm.

4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung

4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung

Hiệp hội thủy sản Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã ra tuyên bố đa phương về các biện pháp hỗ trợ hợp tác và xem xét việc thành lập một liên minh ngành tôm.

Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trên 2 tỷ USD
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trên 2 tỷ USD

Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8% trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng

Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trên 2 tỷ USD

Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trên 2 tỷ USD

Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8% trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa
Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

(VOV) -Theo đó mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty đều là 0,00%, và mức thuế suất toàn quốc là 2,11%

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

(VOV) -Theo đó mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty đều là 0,00%, và mức thuế suất toàn quốc là 2,11%