Sản xuất rau theo PGS, an toàn cho người tiêu dùng

VOV.VN - Áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng sản xuất rau an toàn PGS là một hướng mới trong đảm bảo an toàn cho NTD.

Những năm gần đây, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng và sản xuất rau khiến nhiều người tiêu dùng có nguy cơ sử dụng thực phẩm độc hại.

Trong bối cảnh này, việc người trồng rau áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn gọi tắt là PGS là một hướng đi phù hợp, không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho những nông hộ quy mô sản xuất nhỏ mà còn thân thiện với môi trường, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm rau đạt chất lượng.

Người trồng rau áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn

Hệ thống đảm bảo chất lượng rau hữu cơ, rau an toàn PGS là một hệ thống giám sát, chứng nhận chất lượng với sự tham gia trực tiếp của nhiều bên gồm: nông dân, doanh nghiệp, cán bộ địa phương, nhà khoa học và chính người tiêu dùng.

Mỗi hộ trồng rau tham gia vào một nhóm sản xuất phối hợp với các nhóm khác thông qua liên nhóm được điều hành bởi Ban điều phối. Hệ thống này hoạt động trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm lợi ích và cùng chia sẻ thông tin minh bạch của các hội viên.

Khi tham gia hệ thống trong sản xuất cho thấy hiệu quả hơn so với rau sản xuất theo phương pháp thông thường, chi phí chứng nhận thấp so với các chứng chỉ khác. Mỗi năm, người trồng rau chỉ phải chi trả từ 250 đến 350.000 đồng/hộ. Hệ thống này được thiết lập dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: Trước khi tham gia dự án thuộc hệ thống sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn PGS, thu nhập của người dân không ổn định. Nhưng sau 2 năm tham gia dự án, hiện tại thu nhập bình quân của các hộ nông dân trong nhóm là 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với trồng rau theo mô hình cũ. Chị Nguyễn Thị Tâm nói: “Chúng tôi làm rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, chúng tôi không sử dụng phân bón hóa học, thuốc hóa học. Vì vậy, trước hết đem lại sức khỏe cho chúng tôi sau đó là người tiêu dùng được hưởng những lợi ích từ rau không có chất kích thích đảm bảo cho sức khỏe và yên tâm khi sử dụng”.

Theo bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam – Thành viên hiệp hội hữu cơ Việt Nam: Sau khi lựa chọn được vùng sản xuất, dự án hỗ trợ thành lập các nhóm sản xuất tình nguyện tham gia vào hệ thống PGS, các công cụ quản lý chất lượng phù hợp cùng với thể thức vận hành hệ thống cũng được xây dựng.

Khi sản phẩm được đóng gói sẽ phân phối thông qua các cửa hàng, chất lượng và giá cả của sản phẩm được xây dựng hàng năm dựa trên cam kết không thay đổi, ngay cả khi thị trường có biến động. Mặc dù sản phẩm được phân phối thông qua hệ thống cửa hàng nhưng người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp với người sản xuất thông qua địa chỉ in trên bao bì, nghĩa là vấn đề truy xuất nguồn gốc được thực hiện nghiêm túc.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung cho biết: “Trong hệ thống PGS mặc dù được cấp chứng nhận nhưng người nông dân vẫn phải tiếp tục duy trì và bị giám sát thường xuyên nếu vi phạm tùy theo lỗi nhỏ hay lớn thì sẽ bị xử lý”.

Theo ông Dương Ngọc Thí, Phó Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: hệ thống PGS có thể coi là một lựa chọn hợp lý cho những nông hộ quy mô nhỏ nhằm hướng tới xây dựng chuỗi sản xuất bền vững, có sự tham gia của nhiều bên, mỗi bên làm tốt công việc của mình, tương hỗ, giám sát lẫn nhau để hướng tới mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt chất lượng, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Dương Ngọc Thí nói: “Hệ thống PGS có sự khác biệt so với các hệ thống khác đó là sự tự giám sát, quản lý lẫn nhau trong hệ thống để có những thông tin ngắn. Hiện để một sản phẩm đưa ra còn qua rất nhiều khâu trung gian dài, vì vậy, người sản xuất và người tiêu dùng không biết nhu cầu của nhau. Vì vậy khi người dân tham gia và hệ thống này để người sản xuất và người tiêu dùng có thể hiểu rõ những yêu cầu của nhau hơn để việc sản xuất và tiêu thụ được đảm bảo và đúng hướng”.

Áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn PGS là một hướng mới trong đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển hệ thống này trong thời gian tới, hiện tại các cơ quan chức năng cần tăng cường xử phạt các vi phạm về chất lượng cũng như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các loại rau, củ, quả tươi khi bán ra thị trường. Từ đó giúp cho người dân yên tâm khi sử dụng những sản phẩm rau an toàn này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Loay hoay tìm đầu ra cho rau an toàn
Loay hoay tìm đầu ra cho rau an toàn

VOV.VN-Dù mới đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu dùng, nhưng đầu ra cho rau an toàn tại TP HCM vẫn là bài toán nan giải.

Loay hoay tìm đầu ra cho rau an toàn

Loay hoay tìm đầu ra cho rau an toàn

VOV.VN-Dù mới đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu dùng, nhưng đầu ra cho rau an toàn tại TP HCM vẫn là bài toán nan giải.

Rau an toàn Văn Đức đã có thương hiệu
Rau an toàn Văn Đức đã có thương hiệu

(VOV) -Rau của Văn Đức sản xuất đúng quy trình khi ra thị trường được gắn tem nhãn ghi rõ xuất xứ.

Rau an toàn Văn Đức đã có thương hiệu

Rau an toàn Văn Đức đã có thương hiệu

(VOV) -Rau của Văn Đức sản xuất đúng quy trình khi ra thị trường được gắn tem nhãn ghi rõ xuất xứ.

90% người tiêu dùng chưa nhận biết được rau an toàn
90% người tiêu dùng chưa nhận biết được rau an toàn

(VOV) -Đa số người tiêu dùng được hỏi đều coi rau xanh là thực phẩm quan trọng nhất trong bữa ăn gia đình.

90% người tiêu dùng chưa nhận biết được rau an toàn

90% người tiêu dùng chưa nhận biết được rau an toàn

(VOV) -Đa số người tiêu dùng được hỏi đều coi rau xanh là thực phẩm quan trọng nhất trong bữa ăn gia đình.

Hà Nội đầu tư dự án sản xuất 6.000 tấn rau an toàn/năm
Hà Nội đầu tư dự án sản xuất 6.000 tấn rau an toàn/năm

(VOV) - Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 47 tỷ đồng, với diện tích hơn 760.000 m2 thuộc 3 xã Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng

Hà Nội đầu tư dự án sản xuất 6.000 tấn rau an toàn/năm

Hà Nội đầu tư dự án sản xuất 6.000 tấn rau an toàn/năm

(VOV) - Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 47 tỷ đồng, với diện tích hơn 760.000 m2 thuộc 3 xã Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn
Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

VOV.VN -Dự án trồng rau sạch do JICA và Bộ NN&PTNN tài trợ đã mang lại lợi ích rõ rệt cho người nông dân và người tiêu dùng.

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

VOV.VN -Dự án trồng rau sạch do JICA và Bộ NN&PTNN tài trợ đã mang lại lợi ích rõ rệt cho người nông dân và người tiêu dùng.

Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn
Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn

Nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch, nhưng thực tế có phải rau được sản xuất ở vùng rau an toàn không thì chưa thể khẳng định được.

Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn

Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn

Nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch, nhưng thực tế có phải rau được sản xuất ở vùng rau an toàn không thì chưa thể khẳng định được.