SCIC được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VOV.VN -SCIC được phép chủ động bán vốn tại CTCP Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam, một doanh nghiệp được lập nhằm xây tháp truyền hình cao nhất thế giới tại VN.

Theo Quyết định 1001/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2020.

Trong đó, 4 doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chủ động bán vốn trong giai đoạn 2017 - 2020 là: CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman; CTCP Tư vấn đầu tư và đầu tư Việt Nam; CTCP Đầu tư tháp truyền hình Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt SCIC.

Trong ảnh là mô phỏng độ cao một số tháp truyền hình trên thế giới hiện tại và tháp Truyền hình Việt Nam trước đây dự kiến xây dựng (Ảnh: VnExpress)


Trước đó, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về dự án Tháp truyền hình Việt Nam và phương án tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, từ cuối tháng 5, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã có công văn đề nghị thoái toàn bộ hoặc phần lớn vốn tại Công ty cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam. VTV lý giải việc này là để tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho sản xuất chương trình và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình. 

Dự án Tháp truyền hình Việt Nam được Thủ tướng đồng ý chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư từ năm 2015. Dự án này dự kiến được xây dựng trên khoảng14 ha tại khu vực đô thị Tây Hồ Tây. Tại thời điểm đó, nhiều thông tin cho biết, độ cao của tháp sẽ là 636m. Trong khi đó, tháp Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản hiện cao nhất châu Á chỉ 634 m. Tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc cũng chỉ cao 600m. 

Cũng theo phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020, có 5 doanh nghiệp SCIC thực hiện cổ phần hóa và bán vốn: Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến Đá An Giang; Công ty TNHH 2TV Đầu tư Thương mại Tràng Tiền; Công ty TNHH 1TV Đầu tư và Phát triển HPI; Công ty TNHH MTV In và phát hành biểu mẫu thống kê; TNHH MTV In thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

2 doanh nghiệp SCIC tiếp tục đầu tư nắm giữ là: Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC); Công ty cổ phần Viễn thông FPT.

Việc sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nhằm tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa Tổng công ty thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Quyết định cũng nêu rõ: SCIC tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề then chốt của nền kinh tế mà nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối theo quy định của pháp luật; chủ động nghiên cứu và tham gia thực hiện tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty khác với vai trò là nhà đầu tư tài chính./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp thu về 8.726 tỷ đồng
SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp thu về 8.726 tỷ đồng

VOV.VN -SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp, với doanh thu bán vốn đạt 8.726 tỷ đồng, giá vốn 3.595 tỷ đồng, thặng dư bán vốn hơn 5.130 tỷ đồng.

SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp thu về 8.726 tỷ đồng

SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp thu về 8.726 tỷ đồng

VOV.VN -SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp, với doanh thu bán vốn đạt 8.726 tỷ đồng, giá vốn 3.595 tỷ đồng, thặng dư bán vốn hơn 5.130 tỷ đồng.

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?
Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

VOV.VN - Mặc dù Chính phủ đã quy định về quy chế thoái vốn nhưng một số bộ, ngành và địa phương vẫn cố tình “trì hoãn” giữ vốn, không bàn giao.

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

VOV.VN - Mặc dù Chính phủ đã quy định về quy chế thoái vốn nhưng một số bộ, ngành và địa phương vẫn cố tình “trì hoãn” giữ vốn, không bàn giao.

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?
SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

VOV.VN - SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, cấp trên của DNNN.

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

VOV.VN - SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, cấp trên của DNNN.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

SCIC bán được 60% cổ phần Vinamilk lần đầu đấu giá
SCIC bán được 60% cổ phần Vinamilk lần đầu đấu giá

VOV.VN -Ngày 12/12, SCIC đã tổ chức chào bán cạnh tranh cổ phần của Nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu tại Vinamilk.

SCIC bán được 60% cổ phần Vinamilk lần đầu đấu giá

SCIC bán được 60% cổ phần Vinamilk lần đầu đấu giá

VOV.VN -Ngày 12/12, SCIC đã tổ chức chào bán cạnh tranh cổ phần của Nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu tại Vinamilk.

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới
VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV xin thoái vốn để tập trung vào phát triển truyền hình, trong khi SCIC cho rằng dự án không nằm trong danh mục Nhà nước cần chi phối.

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV xin thoái vốn để tập trung vào phát triển truyền hình, trong khi SCIC cho rằng dự án không nằm trong danh mục Nhà nước cần chi phối.