Sức khỏe doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi

VOV.VN-8 tháng qua, khoảng 11.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, đây là con số rất tích cực.

Trong 8 tháng qua, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động vẫn tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng rất đáng ghi nhận với khoảng 11.000 doanh nghiệp.

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đây là dấu hiệu đáng ghi nhận cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp và của nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi.

PV: Xin ông cho biết số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản từ đầu năm đến nay?

Ông Bùi Anh Tuấn: Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, trong 8 tháng qua, có 52,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, số vốn đăng ký đã giảm đi 25,8%, đạt 254 nghìn tỷ đồng.

Ông Bùi Anh Tuấn

Cũng trong 8 tháng qua, đã có 39 nghìn doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 6 nghìn doanh nghiệp, giảm 4,9% so với cùng kì; số doanh nghiệp gặp khó khăn, rơi vào trạng thái tạm ngừng là 33 nghìn doanh nghiệp, tăng 11,3% so với cùng kì.

Mặc dù số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn tăng lên nhưng nhìn theo chuỗi các tháng trước đây, đà lao dốc đã giảm dần đi. Tôi thấy, đây là con số có tín hiệu tích cực, đánh dấu sự phục hồi, niềm tin vào nền kinh tế. Trong 8 tháng qua, đã có gần 11 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, đây là con số hết sức tích cực.

PV: Thực tế trên có phải là tín hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục không, thưa ông?

Ông Bùi Anh Tuấn: Từ tháng 5, số lượng doanh nghiệp bắt đầu cân bằng trở lại, đà suy giảm dừng lại. Từ đó đến nay, số lượng doanh nghiệp bắt đầu gia tăng. Đến tháng 8 này, con số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,5% là dấu hiệu đáng khích lệ. Điều này cho thấy doanh nghiệp bắt đầu bỏ tiền tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Số doanh nghiệp giải thể giảm đi đáng kể (giảm 4,9%) là tín hiệu tích cực.

Một tín hiệu tích cực nữa là đà suy giảm của các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Nếu nhìn qua 1 con số chốt ở tháng 8 là 11,3% thì có vẻ cao, nhưng nhìn theo chuỗi số liệu thì thấy tín hiệu hồi phục của doanh nghiệp đã bắt đầu quay trở lại hoạt động. Một điểm tích cực nữa là việc tái cơ cấu liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp.

Trước đây, khi nền kinh tế sôi động, các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, tài chính, khai khoáng phát triển thì nay doanh nghiệp bắt đầu tính kỹ hơn với đồng vốn và cơ hội kinh doanh của mình nên số lượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực này bắt đầu giảm đi, họ quay sang những lĩnh vực khác mang tính bền vững hơn như khoa học, giáo dục, y tế…

PV: Theo ông, thời gian tới, cần có những giải pháp như thế nào để hạn chế tình trạng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động?

Ông Bùi Anh Tuấn: Chúng ta phải nhìn vấn đề khách quan và nhiều khía cạnh, không thể nhìn doanh nghiệp đăng ký tăng lên, giải thể giảm đi mà đánh giá doanh nghiệp đã bước qua khỏi khó khăn.

Thực ra, doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng khó khăn, thể hiện ở con số 39 nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Để doanh nghiệp thoát khó khăn, cần nỗ lực từ hai phía, từ cơ quan quản lí Nhà nước và doanh nghiệp. Quan trọng nhất hiện nay là giữ ổn định, khôi phục niềm tin của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có niềm tin, nhìn thấy cơ hội kinh doanh ,họ sẽ bỏ vốn để đi vào kinh doanh chứ không rời bỏ thị trường.

Thời gian qua, đã có nhiều giải pháp được đưa ra như Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ cũng như các gói hỗ trợ doanh nghiệp. Trong thời gian tới, những giải pháp đó cần được triển khai quyết liệt hơn nữa. Song song đó, cần những giải pháp về lâu dài như tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, tham gia vào các hoạt động mua sắm công...

Về phía doanh nghiệp, lúc này, bản thân bản lĩnh của doanh nghiệp cần được thể hiện, mỗi doanh nghiệp cần phải cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn. Nếu có cả bàn tay doanh nghiệp và Nhà nước, chúng ta mới vượt qua được khó khăn.

PV: Vâng, cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng
Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Không ít ý kiến cho rằng, tiền gửi của họ hầu hết là từ lợi nhuận đã phải đóng nhiều loại thuế trước đó.

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Không ít ý kiến cho rằng, tiền gửi của họ hầu hết là từ lợi nhuận đã phải đóng nhiều loại thuế trước đó.

Khoảng 10.700 doanh nghiệp trở lại hoạt động trong 8 tháng
Khoảng 10.700 doanh nghiệp trở lại hoạt động trong 8 tháng

VOV.VN -Con số này được Văn phòng Chính phủ đưa ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 28/8.

Khoảng 10.700 doanh nghiệp trở lại hoạt động trong 8 tháng

Khoảng 10.700 doanh nghiệp trở lại hoạt động trong 8 tháng

VOV.VN -Con số này được Văn phòng Chính phủ đưa ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 28/8.

Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông thôn mới
Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông thôn mới

VOV.VN-Do còn tình trạng “được mùa, mất giá”, nhiều rủi ro; cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi…

Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông thôn mới

Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông thôn mới

VOV.VN-Do còn tình trạng “được mùa, mất giá”, nhiều rủi ro; cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi…

Doanh nghiệp cá tra dẫm đạp lên nhau để tồn tại?
Doanh nghiệp cá tra dẫm đạp lên nhau để tồn tại?

VOV.VN-Nếu không siết quản lý, các doanh nghiệp cá tra sẽ dẫm đạp lên nhau giành thị trường để tồn tại, rồi sẽ cùng… chết.

Doanh nghiệp cá tra dẫm đạp lên nhau để tồn tại?

Doanh nghiệp cá tra dẫm đạp lên nhau để tồn tại?

VOV.VN-Nếu không siết quản lý, các doanh nghiệp cá tra sẽ dẫm đạp lên nhau giành thị trường để tồn tại, rồi sẽ cùng… chết.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

VOV.VN-Sai lầm khi đa số doanh nghiệp cho rằng cứ có tên và logo, có quảng cáo là đã tạo được “thương hiệu”.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu

VOV.VN-Sai lầm khi đa số doanh nghiệp cho rằng cứ có tên và logo, có quảng cáo là đã tạo được “thương hiệu”.