Cả nước chỉ cần 30 đến 40 ngân hàng có quy mô

Lượng ngân hàng này vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, hiện nay cả nước có 62 ngân hàng. Ngoài Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Hợp tác xã còn có 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 14 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh.

Nếu quá trình sáp nhập tiếp tục diễn ra, cả nước chỉ còn khoảng 30-40 ngân hàng, nhưng với quy mô đủ lớn, đặc biệt là có chi nhánh rộng khắp cả nước, thì vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Ngược lại, nếu chúng ta có cả trăm ngân hàng, nhưng quy mô ngân hàng nhỏ và chỉ tập trung khai thác ở những khu vực có điều kiện kinh tế phát triển, thì cũng không đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế và người dân.

Tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra quyết liệt chính là quá trình sàng lọc các ngân hàng yếu kém qua việc sáp nhập, hợp nhất một cách tự nguyện, gắn kết với nhau để nâng quy mô, nâng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí.

Quá trình tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra là phù hợp với thực tế, đặc biệt là Chính phủ không sử dụng mệnh lệnh hành chính ép buộc sáp nhập, hợp nhất, mà chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch để cho các ngân hàng tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, khi thấy có nhu cầu.

Nhiều người cho rằng, ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM có quá nhiều chi nhánh ngân hàng, cứ "ra phố là gặp ngân hàng", có con phố có tới 4-5 chi nhánh.

Hiện tại, số lượng ngân hàng ở các đô thị có thể là nhiều, nhưng trong tương lai không xa, với tốc độ tăng trưởng GDP 5-7%/năm, thì số lượng ngân hàng chưa hẳn đã nhiều. Nhiều hay ít không nên tính toán trên phương diện số học, mà phải căn cứ trên cơ sở hệ thống ngân hàng có đáp ứng nhu cầu vay vốn, gửi tiền, sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn hay không.

Trong tương lai gần, hầu hết các dịch vụ thanh toán của xã hội đều phải qua hệ thống ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, thì ngân hàng đóng vai trò như là thủ quỹ của nền kinh tế, của mỗi cá nhân trong xã hội. Khi đó, hệ thống chi nhánh ngân hàng, máy ATM... như hiện nay có thể chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sacombank: Ngân hàng Phương Nam đề nghị sáp nhập
Sacombank: Ngân hàng Phương Nam đề nghị sáp nhập

Sacombank đã tiếp nhận đề nghị sáp nhập và sẽ đưa vào chương trình xin ý kiến cổ đông tại đại hội ngày 25/3 tới đây.

Sacombank: Ngân hàng Phương Nam đề nghị sáp nhập

Sacombank: Ngân hàng Phương Nam đề nghị sáp nhập

Sacombank đã tiếp nhận đề nghị sáp nhập và sẽ đưa vào chương trình xin ý kiến cổ đông tại đại hội ngày 25/3 tới đây.

Nhà nước sẽ nắm giữ hơn 65% vốn ở các ngân hàng quốc doanh
Nhà nước sẽ nắm giữ hơn 65% vốn ở các ngân hàng quốc doanh

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhà nước sẽ nắm giữ hơn 65% vốn ở các ngân hàng quốc doanh

Nhà nước sẽ nắm giữ hơn 65% vốn ở các ngân hàng quốc doanh

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng tài sản của các ngân hàng tăng thêm 670 nghìn tỷ đồng
Tổng tài sản của các ngân hàng tăng thêm 670 nghìn tỷ đồng

Theo NHNN, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2013 đạt gần 5,76 triệu tỷ đồng (5.755.869 tỷ đồng).

Tổng tài sản của các ngân hàng tăng thêm 670 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản của các ngân hàng tăng thêm 670 nghìn tỷ đồng

Theo NHNN, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2013 đạt gần 5,76 triệu tỷ đồng (5.755.869 tỷ đồng).

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng
Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.