Giảm vai trò DNNN sẽ ngăn chặn tăng nợ xấu ngân hàng

BMI tin rằng việc giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp ngăn chặn việc tăng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng.

Giảm vai trò DNNN ngăn chặn tăng nợ xấu ngân hàng

Business Monitor International (BMI) vừa công bố Báo cáo Ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra một số nhận định và tác động của chính sách trong lĩnh vực này.

Theo quan điểm của BMI, trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN - SOE), tác động của các chính sách này sẽ rất tích cực cho nền kinh tế. BMI tin rằng việc giảm vai trò của các SOE sẽ giúp ngăn chặn việc tăng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng thời, việc nới tỷ lệ sở hữu (room) cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp, theo BMI cũng sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trong thời gian tới, thị trường đang chờ đợi việc Chính phủ sẽ thông qua sửa đổi luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm tới 60% cổ phần tại các doanh nghiệp đại chúng niêm yết, so với mức 49% hiện nay.

Quyền bỏ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tăng tại các doanh nghiệp tư nhân để phù hợp với giới hạn sở hữu nước ngoài 49% hiện nay, BMI kỳ vọng giới hạn này sẽ được tăng cao hơn trong những năm tới. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đang hành động để đạt mục tiêu tái cơ cấu hơn 300 SOE vào năm 2015.

Tư nhân hóa và các tác động kinh tế

Theo quan điểm của BMI, lợi ích kinh tế sẽ tăng lên nếu tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam được tăng gấp 3 lần. Trước hết, các chuyên gia BMI tin rằng các SOE là nguồn cơn của tình trạng mất cân đối kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong những năm qua.

Đóng góp vào GDP Việt Nam của các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm

Các doanh nghiệp Nhà nước hiện vẫn chi phối một số ngành công nghiệp như đóng tàu, ngân hàng và cơ sở hạ tầng. Theo IMF, các SOE hiện chiếm khoản 17% lực lượng lao động và đóng góp 50% doanh thu từ thuế doanh nghiệp. Nhiều thập kỷ hưởng ưu đãi, khích lệ và bảo hộ từ chính phủ không giúp các doanh nghiệp này cạnh tranh hiệu quả được với các doanh nghiệp nước ngoài, ngược lại còn khiến nợ xấu tăng cao trong lĩnh vực ngân hàng.

BMI cho rằng những nỗ lực cổ phần hóa có thể giúp giảm những rủi ro từ các khoản nợ chưa thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng, thường là những khoản cho vay theo chỉ đạo của chính phủ.

Các khoản chi tiêu công cho lương và trợ cấp cho các SOE cũng góp phần đè nặng lên tài chính của Việt Nam, khiến chính phủ thâm hụt ngân sách thường kỳ và không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trong những năm qua. Vì vậy, BMI cho rằng những nỗ lực mới đây nhằm giảm vai trò của các SOE trong nền kinh tế sẽ không chỉ giúp ngăn chặn đà tăng của nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng mà còn giải phóng các nguồn lực cho đầu tư và các lĩnh vực hiệu quả hơn như cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Nới room khối ngoại có thể tăng thanh khoản thị trường

BMI cho rằng, giới hạn sở hữu với các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tư nhân và niêm yết tại Việt Nam có thể hạn chế sự phát triển của các thị trường tài chính. Các quỹ đầu tư nước ngoài phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng trong việc quản lý danh mục đầu tư của mình, đặc biệt là đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, khi hầu hết trong số 30 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều đã chạm, hay gần chạm giới hạn sở hữu của cổ đông nước ngoài.

Việc nới room có thể có tác động tích cực tới việc khuyến khích thanh khoản trên thị trường chứng khoán. BMI tin rằng việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh, nơi đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư tổ chức lớn. BMI cũng nhận định đây là một nguồn doanh thu tiềm năng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đang muốn mở rộng sang cung cấp các dịch vụ đầu tư ngân hàng và thị trường tài chính khác.

Cuối cùng, BMI nhận định, những nỗ lực tư nhân hóa của chính phủ Việt Nam sẽ đóng vai trò chính trong việc giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia đang chờ đợi nhiều vào việc thúc đẩy cải cách thị trường tự do hơn nữa của chính phủ trong những năm tới, có thể bao gồm việc mở cửa các ngành công nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước đang chi phối cho cạnh tranh nước ngoài. BMI hy vọng đầu tư lĩnh vực tư nhân, nơi vốn FDI chảy vào nhiều, sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong định hướng tăng trưởng kinh tế dài hạn tại Việt Nam.

BMI dự báo tăng trưởng GDP thực Việt Nam ở mức trung bình 6,2% trong thập kỷ tới. Các ngân hàng thương mại có thể hưởng lợi đáng kể từ việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cải cách sâu hơn là cần thiết để cải thiện các chuẩn mực kế toán và minh bạch

Nhìn chung, BMI lạc quan rằng những cải cách cơ cấu sẽ giúp tăng cường cơ sở kinh tế vĩ mô và khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực chính phủ trong cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp nhà nước, các chuẩn mực kế toán, và minh bạch theo quan điểm của BMI vẫn là chưa đủ.

Tổ chức này cảnh báo rằng việc thiếu cải thiện trong lĩnh vực này có thể làm ảnh hưởng xấu tới tiến trình cổ phần hóa các SOE của chính phủ. Đồng thời, rủi ro đầu tư vào các doanh nghiệp địa phương, như nợ tiềm ẩn, định giá tài sản sai, thiếu thông tin kế toán, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về danh mục đầu tư của họ.

Trong một dấu hiệu tích cực hơn, các nhà lập pháp Việt Nam nhận thức đầy đủ những điểm yếu đó và BMI dự báo cơ hội tốt hơn cho chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách một loạt vấn đề trên trong những năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN
Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"
Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ.

Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%
Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%

VOV.VN - Theo đánh giá của Moody's, tỷ lệ những tài sản chất lượng "có vấn đề" (nợ xấu) của Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%.

Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%

Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%

VOV.VN - Theo đánh giá của Moody's, tỷ lệ những tài sản chất lượng "có vấn đề" (nợ xấu) của Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%.

Nợ xấu của Việt Nam giảm còn 3,6% trong tháng 2/2014
Nợ xấu của Việt Nam giảm còn 3,6% trong tháng 2/2014

VOV.VN-HSBC đánh giá tỷ lệ này là một tin tích cực đối với những nguy cơ rủi ro mà hệ thống tài chính đang phải đối mặt.

Nợ xấu của Việt Nam giảm còn 3,6% trong tháng 2/2014

Nợ xấu của Việt Nam giảm còn 3,6% trong tháng 2/2014

VOV.VN-HSBC đánh giá tỷ lệ này là một tin tích cực đối với những nguy cơ rủi ro mà hệ thống tài chính đang phải đối mặt.