NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

Báo cáo tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ và các địa phương sáng nay (23/12), NHNN cho biết, năm qua, công tác theo dõi, thanh tra, kiểm soát chất lượng tín dụng được tăng cường, bảo đảm an toàn hệ thống, ngăn ngừa nợ xấu gia tăng; nợ xấu từng bước được xử lý với tốc độ gia tăng bình quân giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; các TCTD đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng.

Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã đem lại một số kết quả bước đầu: tính đến ngày 15/11/2013, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của các ngân hàng với số dư nợ gốc 17.392 tỷ đồng và giá mua là 13.711 tỷ đồng; dự kiến đến cuối năm 2013, VAMC sẽ mua được tối thiểu 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao (đến cuối tháng 10/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,73% tổng dư nợ và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 23,8% so với cuối năm 2012), quá trình cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm. “Nợ xấu chậm được xử lý cùng với tổng cầu nền kinh tế còn yếu cũng là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm đạt thấp so với mục tiêu đề ra” – cơ quan này nhận định.

Về điều hành tiền tệ, năm 2013, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia trong giới hạn an toàn 

NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa, bảo đảm vừa góp phần kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Theo đó, lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2-5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2-3%/năm. Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-9%/năm. Lãi suất huy động bình quân khoảng 6,8%/năm, nếu tính cả chi phí dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán, thì lãi suất tiền gửi bình quân khoảng 7,16%/năm); lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất của các khoản vay cũ cũng đã được giảm. Thực hiện ấn định lãi suất huy động theo kỳ hạn hợp lý để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường và cải thiện cơ cấu nguồn vốn. Các công cụ chính sách tiền tệ đã được sử dụng khá linh hoạt, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán cơ bản đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có triển vọng được tiếp cận vốn; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện đáng kể so với đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm trước.

Tỷ giá và thị trường ngoại hối được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu ngoại tệ; thị trường ngoại tệ tự do gần như không còn hoạt động, tình trạng đô la hóa được khắc phục căn bản, quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ được chuyển hóa dần sang quan hệ mua - bán ngoại tệ; mạng lưới kinh doanh, mua - bán vàng miếng mới có quản lý của Nhà nước được thiết lập, hoạt động thị trường vàng đi vào ổn định. Tiếp tục khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhờ đó, tính đến 30/9/2013, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng gần 3,07% về giá trị và hơn 23,24% về số lượng giao dịch so với cùng kỳ năm 2012.

Tính đến 25/11/2013, dư nợ tín dụng ước tăng 7,54% so với tháng 12/2012 (VND tăng 12,88%; ngoại tệ giảm 16,74%); huy động vốn tăng 15,16% (VND tăng 14,88%; ngoại tệ tăng 16,86%); tổng phương tiện thanh toán tăng 13,58%.

Trong năm qua, lãi suất đã được điều hành giảm dần phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, theo đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm so với đầu năm; lãi suất của các khoản vay cũ cũng đã được giảm. Các TCTD thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở; rà soát các điều kiện nhằm giúp doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có triển vọng có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng.

NHNN cũng đã ban hành Thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở; về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu
Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Thông tư liên tịch số 02 ban hành năm 2002 có thể được sử dụng lại, cho phép các TCTD thành lập các hội đồng đấu giá.

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

Sẽ phát mại tài sản để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Thông tư liên tịch số 02 ban hành năm 2002 có thể được sử dụng lại, cho phép các TCTD thành lập các hội đồng đấu giá.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi
Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu
Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!
Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

VOV.VN -Trong khi đó, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN sẽ vô cùng khó khăn.

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

VOV.VN -Trong khi đó, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực DNNN sẽ vô cùng khó khăn.

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị
Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

VOV.VN -Theo qui định là phải mua - bán theo giá thị trường nhưng cốt lõi là món nợ đó có bán được hay không?

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

Nợ xấu của DNNN: Chỉ mua với giá 10-20% giá trị

VOV.VN -Theo qui định là phải mua - bán theo giá thị trường nhưng cốt lõi là món nợ đó có bán được hay không?

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã xử lý gần 106 nghìn tỷ đồng nợ xấu

VOV.VN -Dự kiến đến cuối năm 2013,VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.