Tại sao giá sữa không ngừng tăng?

(VOV)-Có nhiều chiêu để DN không ngừng tăng giá sữa, trong đó có sự lợi dụng kẽ hở chính sách và cơ chế quản lý giá bất cập.

Từ đầu tháng 3 năm nay, các hãng sữa ngoại tăng giá khoảng 10-15%, sữa nội tăng 7-10%. Điều đáng nói là giá sữa tại Việt Nam chỉ tăng mà chưa khi nào giảm, dù đây là mặt hàng thuộc danh mục 14 mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá.

Lợi dụng những kẽ hở chính sách

Tháng 3, giá sữa lại tiếp tục tăng cao, chủ yếu là sữa bột công thức dinh dưỡng. Trong hơn 300 thương hiệu sữa bột công thức dinh dưỡng đang cạnh tranh trên thị trường Việt Nam thì có đến 80% là sữa nhập khẩu, trong đó Abbott chiếm thị phần cao nhất 24%, tiếp sau là MeadJohnson, Dutch Laydy, Nestle, Dumex, Meiji. Đây là những nhãn hàng trong top 15 công ty sữa lớn nhất toàn cầu xét về doanh thu trong năm 2012.

Giá sữa chỉ tăng, không giảm (Ảnh: VTV.VN)

Ngoài việc thay đổi nhãn mác, tên gọi để đánh lừa người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang vin vào lý do nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới rồi bắt tay với nhà sản xuất kê khai giá cao hơn bình thường, rồi nâng các chi phí khác như quảng cáo, nhân công, chiết khấu trung gian.. để thổi giá lên cao.

Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương phân tích: “Lợi dụng những kẽ hở, sơ hở của chính sách pháp luật nhà nước khi nhập khẩu qua hải quan thì kê khai là sữa bởi vì mặt hàng thuế có 10% nhưng khi qua kiểm nghiệm của Cục vệ sinh cục an toàn thực phẩm chỉ là thực phẩm bổ sung mà thực phẩm bổ sung nếu đúng thì thuế là 15%.Việc các nhà kinh doanh sản xuất sữa không in nhãn phụ khi đưa vào trong nước, không nói rõ cho người tiêu dùng biết là cái sản phẩm của mình phục vụ cho trẻ em thì phải có trách nhiệm đến cùng”.

Sữa là mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá nhưng là quản lý như một mặt hàng kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Trong đó Nhà nước trao cho doanh nghiệp quyền được chủ động định giá và chịu trách nhiệm về giá, miễn là mức tăng mỗi lần không vượt trần 20% trong vòng 15 ngày liên tục, mà không hề có sự thẩm định, kiểm tra đối chiếu về giá. Vì doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký giá bán, nên việc kiểm tra của cơ quan nhà nước thường thì chỉ được tiến hành sau khi giá đã tăng.

Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây là kẽ hở trong quy định quản lý giá. Doanh nghiệp lách bằng cách kê khai giá cao ngay từ đầu và vô tư điều chỉnh giá bán, miễn là mức tăng mỗi lần thấp hơn quy định. Vì vậy: “Nhà nước đang thiếu hụt ở chuyện minh bạch nguồn bột sữa. Nhà nước đang tin vào giá đó vì cho quyền DN tự kê khai giá. Và nhà nước không kiểm tra và không có ý thức phát triển nguồn thông tin miễn phí cho người dân để người dân so sánh”.

Hiện nay, “hiện tượng chống chuyển giá đang phổ biến, doanh nghiệp sẽ khai vống giá lên để tăng chi phí và báo lỗ để đánh thuế thấp đi, nên bao giờ cũng khai giá rất cao. Vậy tốt nhất bỏ đăng ký giá và làm công tác công khai thông tin theo yếu tố đầu vào thậm chí làm tốt công tác kiểm toán. Chứ hiện nay rất tù mù, bản thân doanh nghiệp cố tình tù mù, còn nhà nước thiếu về trách nhiệm, còn người dân càng tù mù”- TS Phong phân tích thêm.

Cơ chế quản lý giá chưa tạo canh tranh công bằng

Một nguyên nhân quan trọng khác là cơ chế quản lý giá chưa tạo ra sự canh tranh công bằng cho các doanh nghiệp sữa trên thị trường. Trong khi, chúng ta khống chế doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước chỉ được chi 10% tổng doanh thu cho quảng cáo, nhưng lại không khống chế đối với doanh nghiệp kinh doanh sữa nhập khẩu. Hệ lụy là sữa ngoại lại được quảng cáo rầm rộ hơn sữa nội, khiến người tiêu dùng bị mê hoặc, các bà mẹ đổ xô đi mua sữa ngoại. Trong khi chẳng ai dám chắc là chất lượng sản phẩm có được như quảng cáo hay không.

Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho biết: “Hiện tượng này trong đời sống thực tế đã và đang tồn tại thế nhưng người tiêu dùng thì cũng cần phải tỉnh táo. Họ có thể quảng cáo không vi phạm pháp luật nhưng mà nghe cũng rất hay ví dụ là uống sữa sẽ làm cho trẻ em thông minh hơn, cao hơn chẳng hạn. Họ nói thế cũng không sai, nhưng có phải là cứ chỉ uống sữa không không phải ăn cái gì cả thì nó đã thông minh và nó cao không thì lại không phải nữa cho nên người tiêu dùng phải tỉnh táo.”

Tỷ lệ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam ngày càng giảm cũng tạo áp lực tăng nguồn cầu sữa bột dinh dưỡng, khiến giá sữa bán lẻ ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới, trung bình là 1,4 USD/lít. Trong khi ở Trung Quốc chỉ 1,1 USD/lít, Ấn Độ là 0,5 USD/lít, các nước Châu  Âu - Châu Mỹ 0,5-0,9 USD/lít... Giá sữa đang tỷ lệ nghịch với thu nhập của người Việt Nam, trong khi sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với trẻ em.

Vì vậy giá sữa chỉ được bình ổn khi cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, trên cơ sở nghiên cứu và xác định được các yếu tố cấu thành giá và thông qua các tổ chức Việt Nam tại nước ngoài, cũng như liên kết với các nước trên thế giới để truy xuất thông tin, có so sánh giá để có cơ sở đối chiếu với giá doanh nghiệp kê khai. Cần tập trung tìm biện pháp quản lý, kiểm tra các chi phí trung gian và mức chiết khấu cho đại lý, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử phạt nặng những doanh nghiệp vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các công ty phải giải trình việc tăng giá sữa nước
Các công ty phải giải trình việc tăng giá sữa nước

Bộ Tài chính đã chính thức không chấp nhận phương án tăng giá sữa của Nestle.

Các công ty phải giải trình việc tăng giá sữa nước

Các công ty phải giải trình việc tăng giá sữa nước

Bộ Tài chính đã chính thức không chấp nhận phương án tăng giá sữa của Nestle.

11 nhà cung cấp cam kết không tăng giá sữa
11 nhà cung cấp cam kết không tăng giá sữa

Không chỉ giữ nguyên giá bán, các nhà cung cấp sữa còn thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng

11 nhà cung cấp cam kết không tăng giá sữa

11 nhà cung cấp cam kết không tăng giá sữa

Không chỉ giữ nguyên giá bán, các nhà cung cấp sữa còn thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng

Bộ Tài chính chưa cho phép tăng giá sữa
Bộ Tài chính chưa cho phép tăng giá sữa

Bộ Tài chính ngày 31/12 đã chỉ đạo Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Bộ Tài chính chưa cho phép tăng giá sữa

Bộ Tài chính chưa cho phép tăng giá sữa

Bộ Tài chính ngày 31/12 đã chỉ đạo Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Doanh nghiệp lách luật để tăng giá sữa?
Doanh nghiệp lách luật để tăng giá sữa?

Hiện nay, chưa có quy định nào về tần suất tối thiểu giữa hai lần tăng giá. Vì vậy, khả năng các doanh nghiệp lách luật để tăng giá từ từ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Doanh nghiệp lách luật để tăng giá sữa?

Doanh nghiệp lách luật để tăng giá sữa?

Hiện nay, chưa có quy định nào về tần suất tối thiểu giữa hai lần tăng giá. Vì vậy, khả năng các doanh nghiệp lách luật để tăng giá từ từ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Không có chuyện tăng giá sữa
Không có chuyện tăng giá sữa

Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định chưa nhận được bất kỳ đăng ký giá sữa của doanh nghiệp nào.

Không có chuyện tăng giá sữa

Không có chuyện tăng giá sữa

Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định chưa nhận được bất kỳ đăng ký giá sữa của doanh nghiệp nào.

4 công ty phải giải trình việc tăng giá sữa bột
4 công ty phải giải trình việc tăng giá sữa bột

Cục Quản lý giá yêu cầu 4 công ty kinh doanh sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi đăng ký tăng giá bán từ 2-18% giải trình về việc tăng giá.

4 công ty phải giải trình việc tăng giá sữa bột

4 công ty phải giải trình việc tăng giá sữa bột

Cục Quản lý giá yêu cầu 4 công ty kinh doanh sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi đăng ký tăng giá bán từ 2-18% giải trình về việc tăng giá.

Sắp tăng giá sữa
Sắp tăng giá sữa

(VOV) -Mức điều chỉnh tăng giá của các công ty đăng ký với Bộ Tài chính dao động từ 2-15%.

Sắp tăng giá sữa

Sắp tăng giá sữa

(VOV) -Mức điều chỉnh tăng giá của các công ty đăng ký với Bộ Tài chính dao động từ 2-15%.