Tăng chi phí bất động sản chiếm 56% rủi ro ngành bán lẻ

VOV.VN -Theo khảo sát của CBRE, các thương hiệu bán lẻ cho biết sự leo thang chi phí bất động sản chiếm tới 56% rủi ro hàng đầu của họ.

Khảo sát của CBRE về “Mức độ sôi động của các nhà bán lẻ toàn cầu” vừa công bố cho thấy, khi được hỏi về các nhân tố rủi ro trong năm tới, các thương hiệu bán lẻ cho biết sự leo thang chi phí bất động sản (56%) và bất ổn trong triển vọng kinh tế (42%) tiếp tục là mối quan ngại hàng đầu của họ.

Các nhà bán lẻ sẽ cẩn trọng hơn trong năm nay

Theo Báo cáo này đánh giá: Sự phát triển của kinh doanh trực tuyến sẽ không gây trở ngại đến kế hoạch mở rộng cửa hàng của các nhà bán lẻ trong năm 2016. Trong khi các nước châu Âu là điểm đến lý tưởng năm nay, Trung Quốc là thị trường mục tiêu đứng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thứ 4 toàn cầu, với 27% nhà bán lẻ dự định mở rộng cửa hàng tại nước này, tiếp theo đó là Hồng Kông tại vị trí thứ 6 (24%), Nhật Bản thứ 7 (22%) và Singapore thứ 9 (21%). Ba thị trường bán lẻ hàng đầu thế giới là Đức (35%), Pháp (33%) và Anh (29%).

Thị trường bán lẻ tại VN được quan tâm tăng 8% năm 2016 (ảnh minh họa: KT)

Về diễn biến nổi bật của thị trường bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo cho thấy, Trung Quốc và Hồng Kông vẫn giữ vị trí thứ 4 và thứ 6 tương ứng. Các thị trường tăng thứ hạng bao gồm Nhật Bản (từ thứ 13 lên thứ 7), Singapore (từ thứ 18 lên thứ 9) và Úc (từ thứ 15 lên thứ 11). So với năm 2015, hầu hết các thị trường tại châu Á – Thái Bình Dương ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong năm 2016, ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc có phần ít được quan tâm.

Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Các thị trường đều nhận được sự quan tâm nhiều gấp đôi năm 2015 như Malaysia (10%), Indonesia (9%), Thái Lan (8%), Việt Nam (8%) và Philippines (8%), còn tổng thể các thị trường nhận định sự quan tâm ổn định từ 1% đến 3%.

Ông Henry Chin, Trưởng bộ phận Nghiên cứu CBRE châu Á – Thái Bình Dương nhận định: “Môi trường kinh tế ngày càng khó khăn, và những mối quan ngại về chi phí vận hành cao và thiếu không gian chất lượng đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ phần nào sẽ cẩn trọng hơn trong năm nay. Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đang suy thoái, chúng tôi nhận thấy ngàng càng có nhiều nhà bán lẻ tìm cơ hội gia nhập vào các thị trường như Hồng Kông khi nhu cầu tiêu dùng cơ bản đang tăngdần. Nhật Bản và Úc vẫn là thị trường hấp dẫn các nhà bán lẻ, trong khi đó Đông Nam Á cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những cơ hội khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.”

Còn ông Joel Stephen, Giám đốc cấp cao, Trưởng đại diện bán lẻ CBRE châu Ácho biết: “Vẫn có nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ để phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường châu Á khi khu vực này có đến 4 nơi nằm trong danh sách 10 điểm đến được ưa chuộng nhất thế giới. Mục tiêu hiện nay của tất cả các cửa hàng bán lẻ là đưa ra chương trình bán hàng hấp dẫnđể thúc đẩy người tiêu dùng quay lại cửa hàng thường xuyên và chi tiêu nhiều hơn.”

Cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng

Kết quả khảo sát cho thấy 83% thương hiệu cho biết kế hoạch mở rộng trong năm 2016 của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thương mại điện tử. Trong khi đó, từ góc độ của nhà bán lẻ, chỉ 22% thương hiệu lo ngại việc cạnh tranh gay gắt với hình thức bán lẻ trực tuyến là mối đe dọa kinh doanh với họ. Cùng lúc, các nhà bán lẻ khá lạc quan một cách thận trọng trong việc mở rộng hệ thống cửa hàng. Trong số những người được hỏi, 17% thương hiệu có mong muốn mở rộng quy mô lớn vớidự định mở thêm hơn 40 cửa hàng trong năm 2016 (tăng so với 9% năm 2015). Phần lớn (67%) thương hiệu chỉ dự định mở thêm khoảng 20 cửa hàng.

“Sự hiện diện của cửa hàng tại các địa điểm then chốt vẫn đóng vai trò quan trọng đối với hình ảnh thương hiệu. Các cửa hàng vẫn cần tạo sự hấp dẫn với người mua, và khách hàng vẫn thấy họ cần đến cửa hàng đểtự chọnsản phẩm và tận hưởng cảm giác thỏa mãn đi cùng với sự trải nghiệm thương hiệu cụ thể. Cửa hàng là một phần không thể thiếu trong hành trình mua sắm và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như chọn mua sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm hoặc thương hiệu, hay thử sản phẩm chứ không đơn thuần chỉ để giao dịch,” ông Stephen cho biết thêm.

Xu hướng mới của năm 2016 theo 20% thương hiệu, phần lớn tại châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cho biết họ có ý định mở rộng tại các khu vực trung tâm du lịch như sân bay và ga tàu để tiếp cận nhiều khách hàng tại các địa điểm đông người. Tuy nhiên, trung tâm thương mại vẫn là điểm đến được yêu thích nhất với 90%các nhà bán lẻ từ châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khi mối quan tâm chính của các thương hiệu trong đàm phán thuê là ‘thời hạn thuê’ thì các nhà bán lẻ từ châu Á – Thái Bình Dương lại quan tâm nhiều nhất đến điều khoản về chia sẻ doanh thu. Các nhà bán lẻ trong khu vực đặc biệt quan tâm đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng (40%), cao hơn mức trung bình toàn cầu (31%)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xiaomi nộp đơn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ
Xiaomi nộp đơn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ

VOV.VN -Xiaomi là nhà sản xuất smartphone quốc tế mới nhất tìm cách mở chuỗi cửa hàng bán lẻ của họ tại Ấn Độ.

Xiaomi nộp đơn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ

Xiaomi nộp đơn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ

VOV.VN -Xiaomi là nhà sản xuất smartphone quốc tế mới nhất tìm cách mở chuỗi cửa hàng bán lẻ của họ tại Ấn Độ.

Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ
Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ

VOV.VN - Doanh nghiệp Việt cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bán lẻ đã tạo ra yếu thế nhưng lại là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm

Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ

VOV.VN - Doanh nghiệp Việt cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bán lẻ đã tạo ra yếu thế nhưng lại là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm

Nhiều nhà bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định FTA
Nhiều nhà bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định FTA

VOV.VN - Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).

Nhiều nhà bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định FTA

Nhiều nhà bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định FTA

VOV.VN - Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thờ ơ với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

VOV.VN -Việt Nam ký kết Hiệp định TPP, tham gia AEC… thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục sôi động và cạnh tranh quyết liệt.

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập

VOV.VN -Việt Nam ký kết Hiệp định TPP, tham gia AEC… thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục sôi động và cạnh tranh quyết liệt.

Doanh nghiệp bán lẻ ứng phó sao với bão đầu tư nước ngoài?
Doanh nghiệp bán lẻ ứng phó sao với bão đầu tư nước ngoài?

VOV.VN - Làn sóng đầu tư của các nhà bán lẻ nước ngoài đang tạo áp lực rất lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Doanh nghiệp bán lẻ ứng phó sao với bão đầu tư nước ngoài?

Doanh nghiệp bán lẻ ứng phó sao với bão đầu tư nước ngoài?

VOV.VN - Làn sóng đầu tư của các nhà bán lẻ nước ngoài đang tạo áp lực rất lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ năm 2016
Ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ năm 2016

VOV.VN -Theo dự báo của CBRE và Savills, năm 2016, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt, trong đó ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ năm 2016

Ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ năm 2016

VOV.VN -Theo dự báo của CBRE và Savills, năm 2016, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt, trong đó ngành ẩm thực sẽ chiếm lĩnh thị trường.