Tăng cường kiểm soát quản lý, kinh doanh sữa

(VOV) - Bộ Công thương tiếp tục hoàn thiện các nghị định, thông tư, Luật VSATTP phù hợp với tình hình thực tế.

Theo quy hoạch phát triển ngành Sữa đã được Bộ Công thương phê duyệt, đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ đạt 27 - 28 lít/người/năm. Thông số này đang là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh sữa.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), mức tiêu thụ của các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam hiện nay đạt xấp xỉ 15 lít/người/năm, tăng gấp 30 lần so với con số 0,47 lít/người vào năm 1990. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc.

Hiện ở Việt Nam có hơn 300 nhãn hiệu sản phẩm sữa các loại với tổng năng lực sản xuất 796,2 triệu hộp sữa đặc có đường, 101.500 tấn sữa bột, 778.300 tấn sữa thanh trùng, tiệt trùng và 150.800 tấn sữa chua/năm.

Trong khi đó, Việt Nam chưa có các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu từ người nông dân. Quá trình vận chuyển và thu gom không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Điều đáng nói là vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sữa đã thiếu trung thực trong sản xuất và kinh doanh. Cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa đã vi phạm quy cách giới thiệu sản phẩm (sữa lỏng) lại ghi trên nhãn là “sữa tươi nguyên chất” hay “sữa tươi tiệt trùng” vì nguyên liệu chế biến đều là “sữa gầy”. Dòng sản phẩm này chiếm 3/4 thị phần tiêu thụ của ngành đã đẩy người tiêu dùng nhiều năm trời phải uống sữa “giả tươi”.
Kết quả kiểm tra các sản phẩm sữa trong 2 năm qua của Cục VSATTP, Bộ Y tế, cho thấy: Chưa đầy 1% nguyên nhân sữa kém chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất, 4% từ phụ gia thực phẩm, 72% từ việc bảo quản không đúng quy định của các cấp đại lý, 18% từ việc sử dụng sản phẩm không theo chỉ định, 5% chưa rõ nguyên nhân.

Hầu hết trường hợp người tiêu dùng gặp phải là sản phẩm sữa khi sử dụng bị bốc mùi, hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, dị ứng.

Ủy ban Quốc tế về phụ gia thực phẩm (Tổ chức Y tế Thế giới và FAO) tại Việt Nam cho biết, 75 - 78% nguyên liệu sản xuất sữa tại Việt Nam được nhập từ các hãng sữa lớn trên thế giới. Quy trình kiểm duyệt đầu ra của các hãng như: FrieslandCampina, Abbott, Moriganna, Mead Johnson được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

Theo ông Trịnh Quý Phổ, Tổng Thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, song lại rất chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm.

Ông Trần Nguyên Long, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát VSATTP đối với các sản phẩm sữa trên thị trường. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các nghị định, thông tư, Luật VSATTP phù hợp với tình hình thực tế.

Đại diện Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị, các chính sách, quy định pháp luật cần phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành và bao phủ hết các lĩnh vực, đồng thời cần tham khảo các quy định, tiêu chuẩn quốc tế theo xu hướng hòa nhập toàn cầu hóa hiện nay.

Các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa phải tuân thủ các quy định về ATVSTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiểm tra mẫu sữa hàm lượng iốt thấp
Kiểm tra mẫu sữa hàm lượng iốt thấp

Sữa Wakodo 850g và sữa Morinaga 850g của Nhật Bản được cho là có hàm lượng iốt thấp hơn so với tiêu chuẩn.  

Kiểm tra mẫu sữa hàm lượng iốt thấp

Kiểm tra mẫu sữa hàm lượng iốt thấp

Sữa Wakodo 850g và sữa Morinaga 850g của Nhật Bản được cho là có hàm lượng iốt thấp hơn so với tiêu chuẩn.  

Chất lượng sữa ngoại và sữa nội là tương đương
Chất lượng sữa ngoại và sữa nội là tương đương

Một số sản phẩm tùy theo đối tượng, sữa nội còn có chất lượng cao hơn sữa ngoại

Chất lượng sữa ngoại và sữa nội là tương đương

Chất lượng sữa ngoại và sữa nội là tương đương

Một số sản phẩm tùy theo đối tượng, sữa nội còn có chất lượng cao hơn sữa ngoại

Giá sữa ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình
Giá sữa ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình

(VOV) -Giá sữa cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình trong khu vực chứ không cao gấp 2-3 lần như một số nguồn tin. 

Giá sữa ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình

Giá sữa ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình

(VOV) -Giá sữa cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình trong khu vực chứ không cao gấp 2-3 lần như một số nguồn tin. 

Không có chuyện đỉa trong sữa
Không có chuyện đỉa trong sữa

(VOV) -Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, khẳng định: “Trong sữa có đỉa là tin đồn thất thiệt”.

Không có chuyện đỉa trong sữa

Không có chuyện đỉa trong sữa

(VOV) -Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, khẳng định: “Trong sữa có đỉa là tin đồn thất thiệt”.