Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển là 115 - 160 triệu tấn/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt khoảng 20% - 25%, Hải Phòng và các đô thị khác đạt khoảng 5% - 10%.

Từng bước kết nối đường sắt với cảng biển, cảng cạn, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn. Tổ chức vận tải hợp lý trên 6 hành lang vận tải chính gồm: Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn; Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Năng lực vận tải của đường sắt sẽ được chú trọng trong hệ thống giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. (Ảnh: KT)
Hoàn thành cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả mạng đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài khoảng 129 km.

Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi khổ 1.435 mm, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên xây dựng trước đoạn Hà Nội - Vinh; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng.

Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt sau năm 2020 gồm: Tuyến ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài khoảng 120 km; Hạ Long - Mũi Chùa - Móng Cái, dài khoảng 150 km.

Hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội (Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội); đồng thời tiếp tục đầu tư các tuyến đường sắt đô thị khác theo quy hoạch được duyệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030
Phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030

Quy hoạch được lập trong phạm vi hành chính thủ đô Hà Nội với tổng diện tích hơn 3.344km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người (2008) và vùng phụ cận của Hà Nội.  

Phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030

Phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030

Quy hoạch được lập trong phạm vi hành chính thủ đô Hà Nội với tổng diện tích hơn 3.344km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người (2008) và vùng phụ cận của Hà Nội.  

Quy hoạch giao thông: Vấn đề nằm ở quỹ đất
Quy hoạch giao thông: Vấn đề nằm ở quỹ đất

Ùn tắc giao thông là nỗi khổ của người dân sống ở đô thị lớn. Có nhiều lý do dẫn đến ùn tắc giao thông nhưng cái “gốc” của vấn đề nằm ở việc thiếu diện tích đất phục vụ cho mục đích này.

Quy hoạch giao thông: Vấn đề nằm ở quỹ đất

Quy hoạch giao thông: Vấn đề nằm ở quỹ đất

Ùn tắc giao thông là nỗi khổ của người dân sống ở đô thị lớn. Có nhiều lý do dẫn đến ùn tắc giao thông nhưng cái “gốc” của vấn đề nằm ở việc thiếu diện tích đất phục vụ cho mục đích này.

TPHCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông
TPHCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông

(VOV) - Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, giao thông công cộng đảm nhận từ 20-25% thị phần, giao thông cá nhân đảm nhận từ 72-77%.

TPHCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông

TPHCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông

(VOV) - Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, giao thông công cộng đảm nhận từ 20-25% thị phần, giao thông cá nhân đảm nhận từ 72-77%.

Quy hoạch giao thông phải đồng bộ với phát triển kinh tế-xã hội
Quy hoạch giao thông phải đồng bộ với phát triển kinh tế-xã hội

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong quy hoạch giao thông đường bộ, Luật chỉ nên định hướng về chiến lược, còn cụ thể nên giao cho Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tự quyết định trong những điều kiện kinh tế cụ thể

Quy hoạch giao thông phải đồng bộ với phát triển kinh tế-xã hội

Quy hoạch giao thông phải đồng bộ với phát triển kinh tế-xã hội

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong quy hoạch giao thông đường bộ, Luật chỉ nên định hướng về chiến lược, còn cụ thể nên giao cho Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tự quyết định trong những điều kiện kinh tế cụ thể