Tạo lực đẩy trục kinh tế vùng duyên hải

Khu kinh tế ven biển miền Trung được kỳ vọng là đòn bẩy giúp các địa phương miền Trung nghèo khó, vươn lên phát triển cùng 2 đầu đất nước.

Hơn 10 năm trước, hàng loạt khu kinh tế (KKT) ven biển miền Trung được thành lập dựa trên cơ sở cảng nước sâu, sân bay, đường bộ thuận lợi, với kỳ vọng là đòn bẩy giúp các địa phương miền Trung nghèo khó, vươn lên phát triển cùng 2 đầu đất nước. Vấn đề đang đặt ra là làm gì để các KKT này phát huy tác dụng.

Dây chuyền lắp ráp ô tô Trường Hải (THACO) trong KKT mở Chu Lai. (Ảnh: Hà Minh)
Chưa tạo sức bật thu hút đầu tư

3 năm trước đây, Ban quản lý (BQL) KKT Dung Quất báo cáo đã thu hút khoảng 10 tỷ USD. Đến nay, cũng theo ban này, số vốn đầu tư có nguy cơ... thụt lùi khi mới đây dự án thép Quảng Liên (vốn đầu tư dự kiến hơn 3 tỷ USD) đã thông báo chấm dứt đầu tư. Không những vậy, theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, trong 2 năm qua, BQL KKT Dung Quất không cấp phép được cho dự án nào, dù đã tập trung xúc tiến một số dự án quy mô lớn, như dệt nhuộm, luyện cán thép, tổ hợp nghỉ dưỡng, cảng container... Cũng 3 năm qua, BQL KKT Dung Quất đã làm thủ tục và kiến nghị thu hồi 23 dự án. Chỉ đến những tháng đầu năm 2016, tình hình đầu tư, phát triển KKT Dung Quất mới chuyển động và đang có tín hiệu khả quan.

Ngay sát hàng rào của KKT Dung Quất là KKT mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) cũng nằm trong tình trạng tương tự, khi thông báo số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD. Có tuổi đời hơn 10 năm, KKT mở Chu Lai từng rất được kỳ vọng về một không gian kinh tế riêng biệt, có thể áp dụng những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho khu vực miền Trung. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân và sự ràng buộc khác nhau, Chu Lai đã phải điều chỉnh mô hình hoạt động và trải qua không ít thăng trầm, biến động. Ngoài tổ hợp cơ khí ô tô Trường Hải đóng góp hơn 60% tổng thu ngân ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam, các dự án khác chưa có đóng góp nhiều cho địa phương này.

Giữa tháng 12/2006, cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển đầu tiên của Việt Nam được khánh thành, nối TP Quy Nhơn và KKT Nhơn Hội, đã khiến tỉnh Bình Định mơ về một “Hồng Công bên hông Quy Nhơn”.

Tuy nhiên, cũng 10 năm trôi qua, giấc mơ ấy đã dần biến mất khi cả KKT này chỉ có vài dự án hiện diện: Vĩnh Hội Resort 250 triệu USD đang nhấp nhổm chờ thu hồi; Khu du lịch Hải Giang (Vinpearl Hải Giang) 3.500 tỷ đồng mới được khởi công đẩy nhanh tiến độ; Khu du lịch tâm linh chùa Linh Phong 200 tỷ đồng đang dần hoàn thiện; Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội 22 tỷ USD của liên danh chủ đầu tư Tập đoàn Dầu khí Thái Lan vẫn đang là ẩn số. Chỉ có FLC Nhơn Lý với tổ hợp resort 3.500 tỷ đồng đang có những tín hiệu khả quan khi đưa vào sử dụng một số hạng mục của dự án.

Tìm hướng đột phá

Một số KKT sau nhiều năm thành lập đã đưa ra những hướng đi cho riêng mình nhưng cho đến nay vẫn chưa có mô hình KKT nào mang tính đột phá. Vì vậy, ở cấp độ quản lý, các BQL cũng chỉ biết kiến nghị Trung ương cho... cơ chế riêng biệt mà không nói rõ là riêng như thế nào. Ông Nguyễn Quê, Trưởng BQL KKT Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), cho rằng: “Chúng ta cần có giải pháp đột phá về thể chế tương tự ở các khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế ở các nước đã thành công. Chính phủ cần sớm ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng trong các KKT”.

KKT Dung Quất một thời gian từng có ý định đề xuất thành lập đặc khu, Chu Lai áp dụng cơ chế mở, nhưng hiện nay 2 KKT vẫn hoạt động dựa trên mô hình giống nhau. Điều đó đã gây nên những trở ngại trong thu hút đầu tư, nhất là Chu Lai đang phải đối mặt nhiều thách thức. Đó là hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù chưa rõ ràng; nguồn lực đầu tư còn hạn chế; chưa tạo được bước đột phá trong thu hút đầu tư; ngành công nghiệp hỗ trợ gần như chưa có; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. “Hơn 10 năm qua, KKT mở Chu Lai cũng như các KKT khác của cả nước giống như chiếc áo đã chật, cần phải cởi mở thông thoáng hơn. Đặc biệt KKT mở Chu Lai rất cần đầu tư hạ tầng xã hội để thu hút thêm nhiều chuyên gia đến làm việc” - ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc THACO, chia sẻ. Lãnh đạo BQL KKT Dung Quất cũng nhận thấy sự mất cân đối giữa yêu cầu về hạ tầng tiện ích với khả năng đáp ứng về nguồn vốn đầu tư sẽ là lực cản đối với sự phát triển của Dung Quất.

Để tạo lực đẩy cho các KKT đóng vai trò làm đòn bẩy kinh tế ở các địa phương và cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 KKT ven biển có nhiều tiềm năng ưu tiên tập trung đầu tư, gồm: KKT Chu Lai (Quảng Nam) - Dung Quất (Quảng Ngãi); KKT Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) và KKT Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các KKT nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong 5 năm 2016-2020. Trong đó giai đoạn 2016-2017 tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 5 nhóm KKT ven biển trọng điểm đã được lựa chọn trong giai đoạn 2013-2015./.

Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế biển đang trở thành một trong những xu hướng nổi trội, phát triển bền vững các ngành kinh tế biển là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung
Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

VOV.VN -Theo TS Võ Trí Thành, hai thách thức này là Miền Trung phải làm thế nào để hài hoà hiệu quả kinh tế với an ninh quốc phòng để đảm bảo phát triển bền vững. 

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

Hai thách thức lớn cho phát triển kinh tế biển Miền Trung

VOV.VN -Theo TS Võ Trí Thành, hai thách thức này là Miền Trung phải làm thế nào để hài hoà hiệu quả kinh tế với an ninh quốc phòng để đảm bảo phát triển bền vững. 

Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tập trung phát triển kinh tế biển đảo
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tập trung phát triển kinh tế biển đảo

VOV.VN -  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 16 và dự thảo Báo cáo chính trị trình ĐH lần thứ 17 tiếp tục xác định tập trung khai thác tối đa kinh tế biển đảo và ven biển.

Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tập trung phát triển kinh tế biển đảo

Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tập trung phát triển kinh tế biển đảo

VOV.VN -  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 16 và dự thảo Báo cáo chính trị trình ĐH lần thứ 17 tiếp tục xác định tập trung khai thác tối đa kinh tế biển đảo và ven biển.

Việt Nam cần phát triển kinh tế biển gắn với “thế trận lòng dân”
Việt Nam cần phát triển kinh tế biển gắn với “thế trận lòng dân”

VOV.VN - Ưu tiên xây dựng các trung tâm dịch vụ, các tập đoàn kinh tế mạnh nòng cốt của Đoàn kinh tế quốc phòng, nhằm kết hợp phát triển kinh tế với thực thi chủ quyền biển.

Việt Nam cần phát triển kinh tế biển gắn với “thế trận lòng dân”

Việt Nam cần phát triển kinh tế biển gắn với “thế trận lòng dân”

VOV.VN - Ưu tiên xây dựng các trung tâm dịch vụ, các tập đoàn kinh tế mạnh nòng cốt của Đoàn kinh tế quốc phòng, nhằm kết hợp phát triển kinh tế với thực thi chủ quyền biển.

Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế biển
Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế biển đang trở thành một trong những xu hướng nổi trội, phát triển bền vững các ngành kinh tế biển là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam.

Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế biển

Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế biển đang trở thành một trong những xu hướng nổi trội, phát triển bền vững các ngành kinh tế biển là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam.