Tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất vì bộ lưu điện... hỏng

VOV.VN - Cục Hàng không nhận định đây là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam cần phải tiến hành điều tra.

Liên quan đến sự cố mất điện cung cấp cho hệ thống thiết bị điều hành bay tại Trung tâm kiểm soát đường dài TP HCM và Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) xảy ra lúc 11h05’ ngày 20/11, tại buổi họp báo chiều 21/11, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết, qua tìm hiểu nguyên nhân ban đầu, sự cố xảy ra do hỏng bộ lưu điện (UPS) cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống thiết bị điều hành bay. 

Đã khắc phục xong toàn bộ sự cố

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty Quản lý bay miền Nam đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng khôi phục nguồn điện. Đến 11h40’ (35 phút sau sự cố), các hệ thống thiết bị điều hành bay đã bắt đầu phục hồi trở lại. Đến 15h40’ ngày 20/11, đã có 2 trong tổng số 3 thiết bị lưu điện hoạt động trở lại. Đến trưa ngày 21/11, toàn bộ 3 thiết bị lưu điện đã trở lại hoạt động bình thường.

Tại thời điểm xảy ra sự cố, có 54 tàu bay trong khu vực trách nhiệm của ACC Hồ Chí Minh trên tổng số 92 tàu bay bị ảnh hưởng. Nhiều tàu bay trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các Vùng thông báo bay Hà Nội, Sanya, Phnom Penh, Singapore, Kuala Lumpur đã phải đình hoãn cất cánh tại sân, quay trở lại hạ cánh sân bay khởi hành, hạ cánh tại sân bay dự bị.


Đại diện Cục HKVN, Quân chủng PKKQ và Tổng Công ty quản lý bay tại buổi họp báo.
Trong thời gian xảy ra sự cố, lãnh đạo Công ty Quản lý bay miền Nam đã trực tiếp chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay thực hiện phương án ứng phó không lưu, triển khai hiệp đồng với các AACC lân cận và các sân bay của Việt Nam, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay, không để xảy ra sự cố uy hiếp an toàn hoạt động bay.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam xác định, đây là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay hoạt động trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các Vùng thông báo bay lân cận, cần phải tiến hành điều tra.

Cho biết về những giải pháp trong thời gian tới đề phòng những sự cố tương tự, ông Lại Xuân Thanh cho biết, Cục HKVN đã chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tiến hành ngay việc rà soát công tác bảo đảm kỹ thuật của hệ thống duy trì nguồn điện; quy trình vận hành hệ thống thiết bị, quy trình ứng phó kỹ thuật nhằm loại trừ nguy cơ xảy ra sự cố tương tự và nâng cao bảo đảm kỹ thuật cho hệ thống thiết bị điều hành bay; Rà soát, đánh giá chi tiết toàn bộ diễn biến sự việc về thực hiện phương án ứng phó không lưu; xây dựng phương án, kịch bản để huấn luyện, đào tạo.

Đồng thời, Cục HKVN đã yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tạm thời đình chỉ nhân viên kỹ thuật, Kíp trưởng kíp trực nguồn điện để phục vụ công tác điều tra sự cố. Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập đoàn Điều tra sự cố với thành phần là các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật và kiểm soát không lưu. Đoàn Điều tra sự cố có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức điều tra, xác minh và làm rõ nguyên nhân sự cố, đề xuất các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn hoạt động bay, báo cáo trước ngày 29/11.

“Cục HKVN đang tiến hành rà soát lại việc thực hiện kế hoạch ứng phó không lưu. Chúng ta không thể lường trước được những sự cố có thể xảy ra nhưng khi có sự cố chúng ta ứng phó như thế nào để đảm bảo được an toàn cho hoạt động bay. Sau đó phải xem xét lại thiết kế hệ thống điện, công tác bảo dưỡng và quy trình vận hành đã đầy đủ hay chưa. Đồng thời xem xét lại công tác đào tạo huấn luyện đối với đội ngũ nhân viên vận hành”, ông Lại Xuân Thanh cho biết.

Ông Lại Xuân Thanh cũng chỉ rõ, đối với hãng hàng không đây là sự cố bất khả kháng. Theo Luật Hàng không, đối với những trường hợp bất khả kháng các hãng hàng không vẫn phải chăm sóc và phục vụ khách hàng tại cảng hàng không sân bay, đảm bảo hành trình của hành khách. Tuy nhiên trong những sự cố như thế này, thế giới không đặt ra nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của quản lý bay do sự cố kĩ thuật.

Chưa xác định lỗi do chỉ huy bay quân sự

Thời gian gần đây xảy ra một số sự cố liên quan đến phối hợp hiệp đồng giữa hàng không dân dụng và quân sự, gây ảnh hưởng đến an toàn bay.

Cụ thể, vào khoảng 11h ngày 29/10, khi kiểm soát viên không lưu cấp lệnh cho chuyến bay HVN 1376 của VNA cất cánh, tổ lái HVN 1376 phát hiện một chiếc trực thăng bay cắt ngang phía trước. Theo nhận định ban đầu, thời điểm đó hai máy bay cách nhau khoảng 60 mét. Tình huống phát sinh đã khiến tổ lái của VNA phải giảm tốc độ và góc bay ở độ cao 152 mét.

Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết, tình huống này được cho là vô cùng nguy hiểm, uy hiếp an toàn hoạt động bay. Cục HKVN cũng đã cùng các đơn vị ngành hàng không và đơn vị quân đội đã tổ chức cuộc họp đưa ra các giải pháp để tăng cường bảo đảm an toàn bay.

Trong đó phối hợp chặt chẽ việc điều hành giữa hàng không quân sự và dân sự, rà soát lại toàn bộ quy chế phối hợp dân dụng và quân sự và các hoạt động tại sân bay. Tập trung rà soát và hoàn thiện bổ sung sửa đổi công tác quy chế thực hiện công tác phối hợp. Rà soát việc đảm bảo huấn luyện cho nhân viên hàng không.

Về xử lý trách nhiệm đối với vụ việc này, Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho rằng, đây là vụ vi phạm phân cách tối thiểu giữa hai tàu bay, nguyên nhân sơ bộ ban đầu là do sự phối hợp phối hợp hiệp đồng bay của kíp trực điều hành. Lỗi của kiểm soát viên hiệp đồng trong việc canh nghe huấn lệnh của các kiểm soát viên điều hành.

“Sau cuộc giảng bình ngày 21/11 vẫn chưa có cơ sở để kết luận lỗi thuộc về chỉ huy bay quân sự. Cục HKVN sẽ tiếp tục cùng các cơ quan quân sự thành lập tổ điều tra, làm rõ chính xác sự cố và nguyên nhân. Bước đầu tiến hành điều tra, xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan”, Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng trệ vì hệ thống điện
Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng trệ vì hệ thống điện

Đài kiểm soát không lưu tại sân bay mất điện dẫn tới mất toàn bộ tín hiệu radar và không thể điều hành bay.

Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng trệ vì hệ thống điện

Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng trệ vì hệ thống điện

Đài kiểm soát không lưu tại sân bay mất điện dẫn tới mất toàn bộ tín hiệu radar và không thể điều hành bay.

Máy bay Vietnam Airlines suýt va chạm với trực thăng
Máy bay Vietnam Airlines suýt va chạm với trực thăng

Khoảng cách giữa hai máy bay được xác định khoảng 60m.

Máy bay Vietnam Airlines suýt va chạm với trực thăng

Máy bay Vietnam Airlines suýt va chạm với trực thăng

Khoảng cách giữa hai máy bay được xác định khoảng 60m.

Mất điện, không lưu Hà Nội “giành” quyền điều hành bay Tân Sơn Nhất
Mất điện, không lưu Hà Nội “giành” quyền điều hành bay Tân Sơn Nhất

Do sự cố mất điện trong thời gian 1 giờ 35 phút tại đài chỉ huy không lưu TP HCM, lần đầu tiên không lưu Hà Nội phải "giành" điều hành bay khu vực sân bay TSN.

Mất điện, không lưu Hà Nội “giành” quyền điều hành bay Tân Sơn Nhất

Mất điện, không lưu Hà Nội “giành” quyền điều hành bay Tân Sơn Nhất

Do sự cố mất điện trong thời gian 1 giờ 35 phút tại đài chỉ huy không lưu TP HCM, lần đầu tiên không lưu Hà Nội phải "giành" điều hành bay khu vực sân bay TSN.