Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Vẫn nhiều điểm nghẽn?

VOV.VN - Thị trường điện bán buôn vận hành trên giấy từ ngày 1/1/2016 đến nay cho thấy đã bộc lộ nhiều vướng mắc.

Báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho thấy, kể từ khi chính thức đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (1/7/2012 - 6/2017) đã có 76 nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên tham gia thị trường, với tổng công suất đạt 20.728MW, tăng 2,45 lần so với thời điểm mới vận hành năm 2012 (chỉ có 31 nhà máy).

Chậm thanh toán làm khó nhà máy điện

Theo ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, sau thời gian triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song nhiều nhà máy điện cũng cho biết, trong quá trình tham gia thị trường này đã vấp phải không ít khó khăn, nhất là khó khăn trong thanh toán, quy trình vận hành...

Hội nghị tổng kết 6 năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. 

Ông Ngô Trí Thịnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực - TKV cho biết, hiện các nhà máy điện chỉ được thanh toán 80% giá trị hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, nhà máy điện phải thanh toán tiền mua bán than theo tuần trong khi chu kỳ thanh toán tiền điện phải 50 ngày mới được thanh toán khiến công ty luôn bị phát sinh các chi phí lãi vay, vì chậm thanh toán là bị tính lãi.

Do vậy, ông Thịnh đề nghị Bộ xem xét rút ngắn chu kỳ thanh toán tiền điện giúp nhà máy điện tránh phát sinh những chi phí ngoài mong muốn.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, việc rút ngắn thời gian thanh toán là một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm nhất khi tham gia vào thị trường điện cạnh tranh. Hiện nay, thời gian thanh toán đã có quy định cụ thể, tuy nhiên, trong mỗi nhà máy đều có hợp đồng mua bán điện, trong đó có quy định rõ thời gian thanh toán.

Ông Tuấn cũng cho biết, hiện nay, việc sử dụng chữ ký số có thể rút ngắn thời gian thanh toán nên Cục đang đề nghị EVN chỉ đạo công ty mua bán điện trao đổi nghiên cứu phương án này.

Đối với vấn đề thanh toán chênh lệch tỷ giá, nhiều nhà máy kêu ca khoản chênh lệch tỷ giá bị “treo”, ông Tuấn cho biết, trong quá trình xây dựng khung giá bán điện hiện đang trình Thủ tướng, Cục đã trình cơ chế thanh toán cho các nhà máy điện theo lộ trình điều chỉnh giá điện trong khung giá sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

“Sau khi có quyết định của Thủ tướng chúng tôi sẽ báo cáo lại lãnh đạo Bộ Công Thương và làm việc với Bộ Tài chính để có hướng dẫn”, ông Tuấn nói.

Gỡ vướng cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Hoàng Quốc Vượng, nhấn mạnh việc tập trung hoàn thành tốt giai đoạn vận hành thí điểm 6 tháng cuối năm 2017, đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…

Ông Vượng cho rằng, thị trường điện bán buôn vận hành trên giấy từ ngày 1/1/2016, qua thời gian vận hành đã bộc lộ đội ngũ nguồn nhân lực còn yếu, đặc biệt ở các tổng công ty điện lực. Việc chuyển phương thức mua bán điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, bộ máy nhân lực ở các tổng công ty điện lực còn yếu cho nên cần đẩy nhanh, mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Điểm nghẽn nữa, theo ông Vượng, là sự phát triển hạ tầng CNTT còn chậm, chưa phát triển nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh của thị trường, vì thế nên cần tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác vận hành thị trường điện cạnh tranh.

“Cục Điều tiết điện lực cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, trong đó có Thông tư mới về vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh. Khi có Thông tư tốt sẽ hỗ trợ thị trường vận hành tốt ngay từ đầu. Để chuyển sang giai đoạn thị trường điện bán buôn, Cục Điều tiết điện lực cần nghiên cứu đề xuất phương án cơ chế giá phù hợp”, ông Vượng nêu rõ.

Đối với EVN, ô Vượng yêu cầu đầu tư tập trung, có giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chủ động đào tạo nhân lực cho 5 tổng công ty điện lực. Chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) và các đơn vị điện lực vận hành thị trường bán buôn thí điểm để khi đưa vào vận hành, giá bán của các nhà máy tham gia thị trường sẽ đảm bảo cạnh tranh hơn.

Đặc biệt, để thực hiện Đề án chuyển đổi A0 thành công ty hạch toán độc lập của EVN từ năm 2019, ông Vượng lưu ý bước đầu sẽ nâng cấp A0 thành đơn vị hạch toán độc lập của EVN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EVN: Thị trường điện vận hành an toàn và ổn định
EVN: Thị trường điện vận hành an toàn và ổn định

VOV.VN - Tính từ đầu năm thị trường điện vận hành an toàn, ổn định, tuân thủ đúng quy định về chào giá, quy định về thị trường điện.

EVN: Thị trường điện vận hành an toàn và ổn định

EVN: Thị trường điện vận hành an toàn và ổn định

VOV.VN - Tính từ đầu năm thị trường điện vận hành an toàn, ổn định, tuân thủ đúng quy định về chào giá, quy định về thị trường điện.

Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVN
Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVN

VOV.VN - Công ty mẹ EVN tiếp tục là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVN

Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVN

VOV.VN - Công ty mẹ EVN tiếp tục là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vận hành Trung tâm Điều khiển Hệ thống và thị trường điện mới
Vận hành Trung tâm Điều khiển Hệ thống và thị trường điện mới

VOV.VN - Trung tâm sẽ kết nối và điều khiển toàn bộ hệ thống điện trong một thể thống nhất, đồng bộ được phân cấp chính xác và kịp thời.

Vận hành Trung tâm Điều khiển Hệ thống và thị trường điện mới

Vận hành Trung tâm Điều khiển Hệ thống và thị trường điện mới

VOV.VN - Trung tâm sẽ kết nối và điều khiển toàn bộ hệ thống điện trong một thể thống nhất, đồng bộ được phân cấp chính xác và kịp thời.