Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu liên kết nên mạnh ai nấy làm

VOV.VN - Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thiếu chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững.

Với mong muốn tìm ra những giải pháp giúp các nhà đầu tư và định hướng phát triển cho tương lai đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, sáng 20/3, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chiến lược – Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam.

Diễn đàn là sự kiện tạo ra một diễn đàn đa chiều, thảo luận và phát triển đầu tư tiếp thị và thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hợp tác để đưa thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển đa dạng.

PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo -
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo nhận định của PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo, nhìn chung thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay đã hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta trong giai đoạn 2011-2015 có mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016-2018 tăng 10,55%/năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 14%/năm.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, thiếu chiến lược phát triển kinh doanh, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế, thiếu các dịch vụ hậu mãi…

Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước.

“Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho những nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát triển nhanh như hiện nay trên thế giới. Ở giai đoạn từ năm 2018 – 2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh mạnh mẽ sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài; giữa các kênh bán hàng hiện đại và các kênh bán hàng truyền thống”, ông Đình cho biết.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
(Bộ Công Thương)

Đưa quan điểm cho phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mới, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, cần có giải pháp toàn diện và hệ thống mà xây dựng môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu và tiền đề cho mục tiêu để lựa chọn bước đi đúng đắn, chính xác trong từng thời kỳ.

Cụ thể là cần có mục tiêu dài hạn và hướng đi cụ thể, đúng đắn có lộ trình gắn với xu thế phát triển của thương mại điện tử và ứng dụng hiệu quả thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trong đó, hệ thống chính sách thực thi sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp trong nước liên quan đến hoạt động bán lẻ.

“Cần phát triển thị trường bền vững trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức bản lẻ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ và các hạ tầng xã hội để tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bản lẻ trong nước, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội”, bà Nga chỉ rõ./.

Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2010 là 88 tỷ USD thì đến năm 2017 đã là 130 tỷ USD và dự báo đến năm 2020, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam có thể tăng lên đến 179 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Amazon mở rộng thị trường bán lẻ trực tiếp
Amazon mở rộng thị trường bán lẻ trực tiếp

VOV.VN - Amazon đang có kế hoạch mở hàng chục cửa hàng tạp hóa ở các thành phố của Mỹ nhằm mở rộng việc bán lẻ của hãng.

Amazon mở rộng thị trường bán lẻ trực tiếp

Amazon mở rộng thị trường bán lẻ trực tiếp

VOV.VN - Amazon đang có kế hoạch mở hàng chục cửa hàng tạp hóa ở các thành phố của Mỹ nhằm mở rộng việc bán lẻ của hãng.

Công nghệ thực tế tăng cường trên di động tăng cạnh tranh bán lẻ
Công nghệ thực tế tăng cường trên di động tăng cạnh tranh bán lẻ

VOV.VN - Thực tế tăng cường trên di động là một trong những giải pháp có thể giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Công nghệ thực tế tăng cường trên di động tăng cạnh tranh bán lẻ

Công nghệ thực tế tăng cường trên di động tăng cạnh tranh bán lẻ

VOV.VN - Thực tế tăng cường trên di động là một trong những giải pháp có thể giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Hàng nghìn tỷ bình ổn giá dịp Tết: “Béo” cho nhà bán lẻ?
Hàng nghìn tỷ bình ổn giá dịp Tết: “Béo” cho nhà bán lẻ?

VOV.VN -Chương trình bình ổn giá mới chủ yếu hỗ trợ các đơn vị bán lẻ là các siêu thị, trong khi lẽ ra phải trọng tâm hỗ trợ từ khâu sản xuất, tạo nguồn cung.

Hàng nghìn tỷ bình ổn giá dịp Tết: “Béo” cho nhà bán lẻ?

Hàng nghìn tỷ bình ổn giá dịp Tết: “Béo” cho nhà bán lẻ?

VOV.VN -Chương trình bình ổn giá mới chủ yếu hỗ trợ các đơn vị bán lẻ là các siêu thị, trong khi lẽ ra phải trọng tâm hỗ trợ từ khâu sản xuất, tạo nguồn cung.