Thị trường mua bán và sáp nhập còn nhiều tiềm năng

VOV.VN - Từ nay đến 2018 các thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ được quan tâm đặc biệt.

Chiều 7/8, tại TP HCM đã diễn ra Diễn đàn mua bán và sáp nhập Việt Nam (Diễn đàn M&A 2014) với chủ đề “Mua bán và sáp nhập trước làn sóng thứ hai” do Báo Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Diễn đàn thu hút hơn 450 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Giai đoạn 2008 - 2013, Việt Nam đã xuất hiện làn sóng đầu tiên về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Giá trị các thương vụ đạt 1 tỷ USD vào năm 2008 và tăng lên 5 tỷ USD vào năm 2013.

Qua đó cho thấy, mua bán và sáp nhập đang trở thành một hình thức đầu tư, kênh tham gia thị trường ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam hứa hẹn sẽ có cuộc thay đổi lớn từ nay đến 2018. Trong đó, thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ được quan tâm đặc biệt.

Phát biểu tại Diễn đànThứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh: Chính phủ cũng đã thông qua chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với hơn 400 doanh nghiệp quy mô lớn sẽ được cổ phần hóa trong 2 năm tới. Đây cũng sẽ là giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn diện, mạnh mẽ hơn về kinh tế thế giới thông qua việc đàm phán ký kết hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và tham gia cộng đồng ASEAN vào năm 2015.


Cổ phần hóa doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội cho thị trường mua bán và sáp nhập.
(Ảnh: KT)
Giới chuyên môn nhận định, với kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vừa được Chính phủ thông qua giai đoạn 2014 -2015, chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội mới cho thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.

Làn sóng mới này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. “Nguồn hàng” được cả thị trường mua bán và sáp nhập mong chờ là quá trình cổ phần hóa của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn như: Vietnam Airlines, MobiFone, Vinatex, Sabeco, PV Gas, Vinamilk, BIDV.

Nếu lựa chọn đối tác chiến lược thành công sẽ đem về cho Nhà nước 4,79 tỷ USD trong giai đoạn tới. Hiện các doanh nghiệp trên đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động mua bán và sáp nhập vẫn còn khá mới mẻ và gặp không ít rào cản về môi trường pháp lý, thông tin và kinh nghiệm thực tiễn.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để làn sóng đầu tư trong hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam giai đoạn tới không chỉ là một gợn sóng nhỏ thì những yếu kém trong quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải được xử lý; bên bán cần có sự chuẩn bị tốt và hiểu rõ nhu cầu của các bên mua tiềm năng để đảm bảo giao dịch hiệu quả. Môi trường giao dịch lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Ông John Ditty, Tổng giám đốc công ty kiểm toán và tư vấn KPMG Việt Nam và Campuchia cho rằng, hệ thống ngân hàng và tài chính phải đủ mạnh để hỗ trợ hiệu quả và tin cậy cho hoạt động mua bán và sáp nhập. Bên mua và bên bán cần hiểu rằng mua bán và sáp nhập không chỉ là giao dịch đơn thuần mà còn là tăng cường sự thịnh vượng cho đôi bên. Chính phủ cần thực hiện những chính sách đã công bố, cải cách hành chính mạnh mẽ hơn vì chính điều này làm tốn rất nhiều thời gian của nhà đầu tư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ sôi động mua bán, sáp nhập các dự án BĐS
Sẽ sôi động mua bán, sáp nhập các dự án BĐS

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động mua bán, sáp nhập các dự án bất động sản sẽ hết sức sôi động trong năm 2012.

Sẽ sôi động mua bán, sáp nhập các dự án BĐS

Sẽ sôi động mua bán, sáp nhập các dự án BĐS

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động mua bán, sáp nhập các dự án bất động sản sẽ hết sức sôi động trong năm 2012.

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập
Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý 6 - 7 ngân hàng thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý 6 - 7 ngân hàng thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng
Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Đại hội cổ đông nóng với kế hoạch mua bán sáp nhập ngân hàng

Mùa đại hội cổ đông năm nay của các ngân hàng sẽ nóng hơn với những vấn đề xung quanh việc mua bán sáp nhập và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Sắp có 5-8 ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập
Sắp có 5-8 ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập

Cùng với tái cấu trúc ngân hàng, Việt Nam cũng đặt trọng tâm vào việc đổi mới, sắp xếp lại các DNNN.

Sắp có 5-8 ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập

Sắp có 5-8 ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập

Cùng với tái cấu trúc ngân hàng, Việt Nam cũng đặt trọng tâm vào việc đổi mới, sắp xếp lại các DNNN.

HDBank lên phương án mua bán sáp nhập
HDBank lên phương án mua bán sáp nhập

Hội đồng quản trị HDBank đề xuất cổ đông cho phép chủ động tiếp cận đối tác, tìm khả năng hợp tác, sáp nhập, mua bán khi có cơ hội.

HDBank lên phương án mua bán sáp nhập

HDBank lên phương án mua bán sáp nhập

Hội đồng quản trị HDBank đề xuất cổ đông cho phép chủ động tiếp cận đối tác, tìm khả năng hợp tác, sáp nhập, mua bán khi có cơ hội.