Dịch cúm lan rộng, nhiều người không mua thịt gia cầm

VOV.VN - Số lượng quầy bán thịt gà, thịt vịt và sức mua các mặt hàng này giảm xuống đáng kể trong thời điểm này. 

Theo thống kê mới nhất, hiện nay đã có tới 21 tỉnh, thành phố trên cả nước có dịch cúm gia cầm. Dịch bệnh này vẫn đang tiếp tục có xu hướng lan rộng. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả và sức tiêu thụ các sản phẩm gia cầm trên cả nước, trong đó có địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhiều người tiêu dùng đi ngang các sạp hàng kinh doanh thịt, trứng gia cầm nhưng ít ai ghé mua (Ảnh: KT)


Trong nhiều ngày gần đây, những tiểu thương buôn bán gia cầm như gà, vịt, ngan và trứng gà, trứng vịt tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội như chợ Hôm, chợ Đồng Xuân và chợ Từ Liêm… đều rơi vào tình trạng ế ẩm.

Tại chợ Hôm, nhiều người tiêu dùng đi ngang các sạp hàng kinh doanh thịt, trứng gia cầm nhưng ít ai ghé mua, dù các tiểu thương tích cực mời chào. Tại chợ Từ Liêm thì số lượng quầy bán thịt gà, thịt vịt thậm chí còn giảm xuống đáng kể.

Anh Tuấn, tiểu thương chợ Hôm cho biết: “Sức mua giảm khoảng 20% so với thời gian trước đây. Các sản phẩm của nhà tôi bán đều đã qua kiểm dịch nhưng khách hàng vẫn còn khá e ngại.”

Anh Tuấn cho biết, giá cả các mặt hàng này cũng giảm xuống từ 10.000-30.000 đồng/kg so với đợt ngay sau Tết. Trên thị trường, giá gà ta hiện ở mức 100.000-140.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp ở mức 60.000 đồng/kg. Song song với đó, giá trứng gà, trứng vịt cũng giảm nhẹ. Giá trứng gà còn 20.000 đồng/chục, giảm 2.000 đồng; giá trứng vịt còn 27.000 đồng/chục, giảm 3.000 đồng.

Do lo ngại trước dịch cúm gia cầm bùng phát, cho dù thịt gà ngoài chợ đã qua kiểm dịch, người dân vẫn có xu hướng mua gà đông lạnh trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.

Chị Thu Hiền (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Thời gian gần đây gia đình tôi cũng ít khi mua thịt gà, nếu có thì chỉ vào siêu thị. Mặc dù có thể thịt gà đông lạnh không ngon bằng nhưng khi mua thấy yên tâm hơn.”

Song ở thời điểm dịch cúm đang ở mức báo động này, rất nhiều người tiêu dùng chọn cách ngừng “triệt để” việc mua bán thịt gia cầm. Chị Thanh Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Từ khi có dịch cúm là gia đình tôi không ăn thịt gà nữa. Ngày nào cũng thấy thông tin có người bị nhiễm bệnh mà lo, tốt nhất là không ăn nữa.”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm từ các chợ đầu mối
Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm từ các chợ đầu mối

VOV.VN -Đến thời điểm này, dịch cúm đã tái phát tại 21 tỉnh, thành phố trên cả nước và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm từ các chợ đầu mối

Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm từ các chợ đầu mối

VOV.VN -Đến thời điểm này, dịch cúm đã tái phát tại 21 tỉnh, thành phố trên cả nước và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tiểu thương khóc ròng vì rau củ, thịt gia cầm tiếp tục ế ẩm
Tiểu thương khóc ròng vì rau củ, thịt gia cầm tiếp tục ế ẩm

Giá rau củ tiếp tục xu hướng giảm sâu đến không ngờ, còn thịt gia cầm cũng ế ẩm vì dịch cúm gia cầm đang lan rộng.

Tiểu thương khóc ròng vì rau củ, thịt gia cầm tiếp tục ế ẩm

Tiểu thương khóc ròng vì rau củ, thịt gia cầm tiếp tục ế ẩm

Giá rau củ tiếp tục xu hướng giảm sâu đến không ngờ, còn thịt gia cầm cũng ế ẩm vì dịch cúm gia cầm đang lan rộng.

Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương
Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương

VOV.VN -Đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 tỉnh, thành phố với 67 ổ dịch.

Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương

Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương

VOV.VN -Đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 tỉnh, thành phố với 67 ổ dịch.