Mối lo ngại nợ gia tăng của Trung Quốc bao phủ thị trường châu Á

VOV.VN - Theo Moody's, sức mạnh tài chính của Trung Quốc sẽ hao mòn trong nhưng năm tới với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chậm và con số nợ tiếp tục gia tăng.

Sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's hạ mức tín nhiệm của Trung Quốc, các thị trường cổ phiếu châu Á đồng loạt giảm giá và đồng đô la Úc suy yếu trước những mối lo ngại về nợ gia tăng của nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.

 

Chỉ số chứng choán chính của Trung Quốc đã giảm 1% vào ngày 24/5, kéo theo chỉ số cổ phiếu MSCI châu Á- Thái Bình Dương hạ 0,2%. Đồng đô la của Úc, nước đối tác kinh doanh lớn của Trung Quốc, đã suy yếu 0,4% xuống mức 0,7450 USD/AUD sau khi chạm mức thấp 0,7439 USD/AUD. Đồng NDT được giao dịch ở nước ngoài cũng giảm trước khi hồi phục trở lại.

Vào ngày 24/5, lần đầu tiên trong gần 30 năm qua Moody's đã hạ thứ bậc tín nhiệm của Trung Quốc từ hạng Aa3 xuống A1. Theo dự đoán của hãng này, sức mạnh tài chính của Trung Quốc sẽ hao mòn trong những năm tới khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và con số nợ tiếp tục gia tăng.

Các nhà kinh tế đặc biệt quan ngại về con số nợ khổng lồ của Trung Quốc và theo họ Trung Quốc dường như đang mạo hiểm trong nỗ lực tìm cách ngăn chặn những rủi ro tài chính. Tính đến cuối năm 2006, tổng dư nợ tín dụng của Trung Quốc đã tăng lên mức 260% GDP và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo rằng một cuộc khủng hoảng nợ nếu xảy ra tại Trung Quốc có thể "đe doạ đến sự ổn định tài chính toàn cầu”.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phản đối đánh giá của Moody's và cho rằng cơ quan này đã sử dụng phương pháp "bất hợp lý” để đánh giá những rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Trung Quốc Moody's đã đánh giá quá mức những khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt. Bộ này cho biết thêm rằng tỉ lệ nợ của chính phủ Trung Quốc trong năm 2016 là 36,7%, thấp hơn các nền kinh tế thị trường lớn và ”sự gia tăng về quy mô nợ chính phủ đã trong vòng kiểm soát."

Trong những tháng gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường hạn chế điều tiết để ngăn chặn những rủi ro và xử lý những hoạt động cho vay chứa rủi ro thông qua các biện pháp thắt chặt chính sách hơn nữa của ngân hàng trung ương. Song những biện pháp này được áp dụng khá thận trọng để tránh tăng trưởng kinh tế giảm quá mạnh.

Các nhà phân tích có những ý kiến trái chiếu liệu việc hạ bậc đánh giá của Moody's sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc hay không.

Theo ông Kyoya Okazawa, trưởng bộ phận thị trường toàn cầu thuộc Công ty chứng khoán BNP Paribas Securities tại Tokyo, đánh giá của Moody's sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định trong thời hạn dài. Còn chuyên gia kinh tế Liao Qun thuộc Citic Bank International tại Hong Kong cho rằng thứ bậc giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc bởi khiến việc huy động vốn vay của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng.

Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP, ông Liao Qun nói: "Tin này giống như hắt một gáo nước lạnh khi mọi người đang lạc quan về kinh tế Trung Quốc. Theo ông, việc hạ thứ bậc của Moody's là "vô lý” bởi tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đã cải thiện và sự đe doạ về chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ đã suy yếu.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc được công bố vào năm 2016 đã đề ra tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là trên 6,5% trong giai đoạn 2016-2020. Song theo nhận định của Moody's, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm xuống sát mức 5% trong vòng 5 năm tới với đầu tư co hẹp, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm mạnh và năng suất tiếp tục suy yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

VOV.VN - GDP quý I của Trung Quốc đạt gần 2.500 tỷ USD, tăng 6,7% nhưng thấp hơn 0,1% so với quý 4/2015 và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

VOV.VN - GDP quý I của Trung Quốc đạt gần 2.500 tỷ USD, tăng 6,7% nhưng thấp hơn 0,1% so với quý 4/2015 và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?
Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng của kinh tế nước này năm 2015 chỉ đạt 6,9% - thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng của kinh tế nước này năm 2015 chỉ đạt 6,9% - thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?
Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (19/10) công bố số liệu về tình hình vận hành của nền kinh tế 9 tháng năm 2016.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định sau thời gian dài suy giảm

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (19/10) công bố số liệu về tình hình vận hành của nền kinh tế 9 tháng năm 2016.

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới
Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Tìm hiểu nền kinh tế Trung Quốc qua Google
Tìm hiểu nền kinh tế Trung Quốc qua Google

VOV.VN -Bloomberg vừa “bắt mạch” sức khỏe kinh tế Trung Quốc qua Google. Kết quả cho thấy sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang yếu.

Tìm hiểu nền kinh tế Trung Quốc qua Google

Tìm hiểu nền kinh tế Trung Quốc qua Google

VOV.VN -Bloomberg vừa “bắt mạch” sức khỏe kinh tế Trung Quốc qua Google. Kết quả cho thấy sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang yếu.

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc
Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc.

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.