Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN -Theo Channelnewsasia, nhiều nhà đầu tư đang mong chờ cơ hội lớn từ ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định TPP được ký kết.

Channelnewsasia (CNA) đưa tin, ngành dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam chuẩn bị đón chờ làn sóng đầu tư mới từ nhiều nhà đầu tư lớn để “đi tắt đón đầu” cơ hội mới từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

Theo kênh CNA, sở dĩ làn sóng đầu tư

 ngoại đổ về Việt Nam là nhờ nhiều lợi ích mà hiệp định thương mại tự do thế hệ mới TPP mang lại, trong đó có các ưu đãi thuế xuất nhập khẩu.

Liệu có đón được cơ hội “vàng”?

Hiệp định này có sự tham gia của 12 quốc gia, bao gồm cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Australia.... Một khi TPP được ký kết, một số dòng thuế xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cắt giảm nếu cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các thành viên TPP.

Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội “vàng” mà TPP mang lại, các nhà sản xuất dệt may trong nước phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hiệp định, trong đó có quy định về nguồn gốc xuất xứ. Hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có lẽ sẽ khó mà được hưởng lợi từ các ưu đãi này.

Ảnh chụp tại nhà máy may Hồ Gươm. (Ảnh: Tan Qiuyi/CNA).

CNA cho rằng, mỗi năm có tới 25 triệu sản phẩm do công ty may Hồ Gươm sản xuất với nhãn mác là “Made in Vietnam”, nhưng thực chất hơn 1 nửa số nguyên liệu đầu vào lại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.

Cuộc đua để dành phần thắng trong thuế suất ưu đãi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giờ phụ thuộc vào việc tìm được đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào trong số các thành viên của TPP, trong khi nguồn cung trong nước chỉ đảm bảo khoảng 1/5 nhu cầu sản xuất.

CNA trích dẫn lời đại diện của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, trong nhiều năm liền, các nhà sản xuất trong nước chỉ chú ý đến việc cắt và may tạo thành sản phẩm cuối để xuất khẩu, vì thế giá trị gia tăng thấp, và vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng rất hạn chế.

Nhân công giá rẻ có còn là lợi thế?

Ở thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có chuỗi cung ứng nguyên liệu ổn định, mà chỉ có lợi thế nguồn lao động đồi dào, giá rẻ, vị đại diện này chia sẻ.

Dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu trong nước. (Ảnh: Hoàng Nam/AFP). 

Câu hỏi đặt ra là: liệu lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam sẽ kéo dài được bao lâu? Trong khi đó, khi tham gia TPP đồng nghĩa với việc tiết kiệm thuế suất để trả lương cao cho công nhân. Điều quan trọng là làm thế nào để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các quy định về xuất xứ sản phẩm của TPP.

Chia sẻ trong chuyên mục Blog của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS (CogitAsia), trưởng bộ phận nghiên cứu về Đông Nam Á Nigel Cory nhận định, TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm – điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoa Kỳ, nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP. Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP.

Theo Nigel Cory, Việt Nam nên chú trọng đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu cho dệt may, đồng thời cải tiến kỹ thuật công nghệ cho ngành xuất khẩu mũi nhọn này.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chưa đủ mạnh về vốn nên vẫn chờ đợi dòng tiền từ các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để xây dựng nhà máy dệt may quy mô lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPP: Mỹ yêu cầu dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu từ Trung Quốc
TPP: Mỹ yêu cầu dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN -Mỹ đang “ép” dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.

TPP: Mỹ yêu cầu dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

TPP: Mỹ yêu cầu dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN -Mỹ đang “ép” dệt may Việt Nam giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.

TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt Nam
TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt Nam

VOV.VN-Vào TPP, muốn xuất khẩu đạt 50-60 tỷ USD, dệt may cần có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, quy hoạch lực lượng lao động cho vùng...

TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt Nam

TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt Nam

VOV.VN-Vào TPP, muốn xuất khẩu đạt 50-60 tỷ USD, dệt may cần có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, quy hoạch lực lượng lao động cho vùng...

76% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp dệt may tại Việt Nam
76% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp dệt may tại Việt Nam

VOV.VN - Những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt đã đóng góp 4,18 tỷ USD nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

76% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp dệt may tại Việt Nam

76% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp dệt may tại Việt Nam

VOV.VN - Những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt đã đóng góp 4,18 tỷ USD nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”?
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”?

VOV.VN -Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giúp dệt may và da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”?

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”?

VOV.VN -Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giúp dệt may và da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025.