Sản xuất trái cây hướng đến các thị trường “khó tính”

VOV.VN - Cây ăn quả của Nam Bộ không ngừng nâng lên về năng suất cũng như chất lượng, mở rộng xuất khẩu ra 60 quốc gia trên thế giới.

“Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả đi đôi với khâu liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu ra các thị trường “khó tính”. Đây là nội dung được đề cập tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững khu vực Nam Bộ”. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre tổ chức ngày 4/8.

Toàn khu vực Nam Bộ hiện có diện tích cây ăn quả hơn 410.000 ha, chiếm tỉ lệ trên 50% diện tích trong cả nước; trong đó có 10 loại cây ăn quả đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Các địa phương dẫn đầu vườn cây ăn quả là Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre…

Trái sầu Riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Cùng với cả nước, cây ăn quả của Nam Bộ không ngừng nâng lên về năng suất và chất lượng, mở rộng xuất khẩu ra 60 quốc gia trên thế giới. Đáng ghi nhận là nhiều sản phẩm cây ăn quả đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia…

Tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả của nước ta đạt hơn 2 tỷ USD, đạt cao nhất so với từ trước đến nay và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 75%.  

Bên cạnh mặt đạt được, các mô hình sản xuất cây ăn quả khu vực Nam Bộ còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Đó là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng cây ăn quả chưa đồng đều, các mô hình sản xuất liên kết còn hạn chế; thiếu quy hoạch, trồng chạy theo phong trào, công tác xử lý sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức.  

Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đề nghị, cần thực hiện sản xuất cây ăn quả an toàn theo chuẩn VietGap, bởi vì hiện nay, Việt Nam đã gia nhập vào nhiều hiệp định thương mại không còn thuế, yêu cầu lớn nhất là sản phẩm an toàn thực phẩm và rõ ràng về truy xuất nguồn gốc.

“Nếu không sản xuất cây ăn quả theo chuẩ VietGap sẽ không có truy xuất được nguồn gốc. Để phát triển cây ăn trái, Việt Nam còn thiếu sót rất lớn, đó là công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là chế biến mới chỉ có sấy công suất thấp, trong khi nhu cầu chế biến hoa quả xuất khẩu đang rất lớn”, TS. Mai chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều loại trái cây chủ lực giảm giá, nhà vườn lao đao
Nhiều loại trái cây chủ lực giảm giá, nhà vườn lao đao

VOV.VN - Do cung vượt cầu, thị trường xuất khẩu dội hàng nên nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang giảm giá.

Nhiều loại trái cây chủ lực giảm giá, nhà vườn lao đao

Nhiều loại trái cây chủ lực giảm giá, nhà vườn lao đao

VOV.VN - Do cung vượt cầu, thị trường xuất khẩu dội hàng nên nhiều loại trái cây ở tỉnh Tiền Giang giảm giá.

Xuất khẩu trái cây: Cẩn thận không thừa
Xuất khẩu trái cây: Cẩn thận không thừa

VOV.VN - Là thị trường tiềm năng nhưng UAE vẫn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải cảnh giác trước các dấu hiệu lừa đảo, gian lận thương mại…

Xuất khẩu trái cây: Cẩn thận không thừa

Xuất khẩu trái cây: Cẩn thận không thừa

VOV.VN - Là thị trường tiềm năng nhưng UAE vẫn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải cảnh giác trước các dấu hiệu lừa đảo, gian lận thương mại…

Cận cảnh loại trái cây Việt đầu tiên xuất khẩu sang New Zealand
Cận cảnh loại trái cây Việt đầu tiên xuất khẩu sang New Zealand

VOV.VN - Chôm chôm sẽ là trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường New Zealand.

Cận cảnh loại trái cây Việt đầu tiên xuất khẩu sang New Zealand

Cận cảnh loại trái cây Việt đầu tiên xuất khẩu sang New Zealand

VOV.VN - Chôm chôm sẽ là trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường New Zealand.