Xuất khẩu gạo: Giảm lượng, tăng chất

Theo chiến lược này, từ nay đến năm 2020 mỗi năm xuất khẩu từ 4,5 - 5 triệu tấn, giá trị bình quân từ 2,2 - 2,3 tỉ USD.

Ngày 17/10, tại TP HCM, Bộ Công Thương công bố Chiến lược xuất khẩu gạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo chiến lược này, từ nay đến năm 2020 mỗi năm xuất khẩu từ 4,5 - 5 triệu tấn, giá trị bình quân từ 2,2 - 2,3 tỉ USD. Giai đoạn từ 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu bình quân 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu từ 2,3 - 2,5 tỉ USD.
Chiến lược xuất khẩu gạo được xác định là giảm lượng, tăng giá trị bằng cách nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường.
Cụ thể đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica (giống gạo hạt tròn) chiếm khoảng 30%, nếp chiếm khoảng 20%...
Về thị trường xuất khẩu, củng cố và giữ thị phần tại các thị trường truyền thống, trọng điểm như: Philippines, Indonesia, Malaysia. Thúc đẩy quan hệ thương mại gạo theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả… củng cố duy trì thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu gạo của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phấn đấu tăng thị phần gạo Việt trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Giải pháp cho những định hướng chiến lược trên là tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, tính đến hết tháng 9, xuất khẩu gạo đạt 4,57 triệu tấn, đạt giá trị trên 2 tỉ USD, tăng gần 21% về khối lượng và tăng 18,6% về giá trị so với cùng kỳ 2016.
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong thời gian qua, cơ cấu xuất khẩu gạo cũng có sự chuyển đổi theo hướng tăng tỷ lệ gạo thơm, chất lượng cao, nếp… giảm tỷ lệ gạo trắng thông thường nên giá trị xuất khẩu tăng khá.
"Tất cả những sự chuyển dịch trong cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đều theo nhu cầu của thị trường, mang tính tự phát, không phải theo định hướng của nhà nước. Xuất khẩu gạo 2017 tăng tương đối tốt, dự báo cả năm đạt 5,6 triệu tấn, so với 4,9 triệu tấn của năm 2016. Hiện tại giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam còn cao hơn các nước khác do nguồn cung hạn chế”, ông Huệ cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả lượng và giá trị
Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả lượng và giá trị

VOV.VN -Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,96 triệu tấn, giá trị 1,75 tỷ USD, tăng 17,5% về giá trị và 19.8% về lượng so cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả lượng và giá trị

VOV.VN -Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,96 triệu tấn, giá trị 1,75 tỷ USD, tăng 17,5% về giá trị và 19.8% về lượng so cùng kỳ năm 2016.

Sẽ loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Sẽ loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Hàng loạt điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến sẽ bị loại bỏ trong dự thảo nghị định mới do Bộ Công Thương soạn thảo.

Sẽ loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Sẽ loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Hàng loạt điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến sẽ bị loại bỏ trong dự thảo nghị định mới do Bộ Công Thương soạn thảo.