Thông qua phương án tăng lương cho 3 nhóm đối tượng từ 1/1/2015

VOV.VN - Chiều 7/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thống nhất việc tăng lương theo phương án do Chính phủ đề xuất.

Theo đó, từ ngày 1/1/2015, Chính phủ sẽ dành khoảng 11,1 tỷ đồng từ khoản vượt thu năm 2014  để điều chỉnh tăng lương cho 3 nhóm đối tượng là người hưu trí, người có công và cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ số lương dưới 2,34.

Đề xuất tăng lương này còn phải chờ Quốc hội thông qua vào ngày 10/11 tới.

Trong bối cảnh dự kiến lạm phát trong 2 năm 2014 - 2015 khoảng 8%, Chính phủ đề xuất 3 phương án điều chỉnh tiền lương từ ngày 1/1/2015. Trong đó, Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án điều chỉnh tăng 8% đối với tiền lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công (số đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 2,9 triệu người) và tiền lương đối với bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ là trên 1,8 triệu người). Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép tiếp thu điều chỉnh tiền lương năm 2015.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh này một mặt giúp cải thiện thu nhập cho gần 5 triệu người, chiếm khoảng 2/3 tổng số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước; mặt khác đảm bảo mối tương quan với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp.

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với việc tăng lương cho các nhóm đối tượng này, vì họ là những người thực sự khó khăn. 

Trong lúc khó khăn, theo đại biểu Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nếu chúng ta siết chặt chi, đặc biệt là những khoản chi không cần thiết, thì việc tăng lương đối với ba đối tượng như đề xuất chỉ chiếm khoảng 8%, tương đương 90.000 đồng/người/tháng thì tổng số ngân sách để đáp ứng là hoàn toàn có thể.

Với một khoản tăng thêm ít ỏi, nhưng theo đánh giá của Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, việc Chính phủ chi 11.100 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu tăng lương,là quyết định kịp thời.

Cùng chung quan điểm này, theo ông Trần Du Lịch (đoàn TP HCM), về lâu dài, cần có một cuộc cải cách tiền lương lần thứ 2 chặt chẽ hơn và gắn với cải cách hành chính công. Chúng ta phải cải cách hành chính để việc của 10 người nhưng 6 - 7 người vẫn đảm đương được. Chỉ có tinh giản được bộ máy thì mới có nguồn để tăng lương.

Các phương án tăng lương của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phương án 1, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 33 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí khoảng 26 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 7 nghìn tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,15 triệu đồng/tháng lên 1,24 triệu đồng/tháng (tương đương mức tăng 90 nghìn đồng/ tháng, khoảng 8%); lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương cơ sở - mức tăng tương ứng mức lạm phát trong 2 năm 2014- 2015. Và thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước đảm bảo. 

Phương án 2, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 11,1 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí khoảng 10 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương hưu đối với bộ phần công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp tăng 8%. 

Năm 2011 đã thực hiện trợ cấp khó khăn đối với bộ phận công chức, viên chức có thu nhập thấp có hệ số lương 3,0 trở xuống, khi đó chưa có chế độ phụ cấp công vụ. Hiện nay, đã thực hiện phụ cấp công vụ 25% trên mức lương hiện hưởng, do vậy tương đương với người có hệ số lương 3,0 của năm 2011. Chính phủ kiến nghị tăng lương đối với người có hệ số lương 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang). 

Phương án 3, chỉ yêu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng, toàn bộ do ngân sách trung ương đảm bảo nhưng không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với toàn bộ công chức, viên chức, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng 10%. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!
Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

VOV.VN - Chưa đơn vị nào có đề án vị trí việc làm, cộng với việc không có tiêu chí đánh giá, xếp loại rõ ràng… nên tất cả vẫn “đứng im”.

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

Nguồn để tăng lương: Phải giảm mạnh biên chế!

VOV.VN - Chưa đơn vị nào có đề án vị trí việc làm, cộng với việc không có tiêu chí đánh giá, xếp loại rõ ràng… nên tất cả vẫn “đứng im”.

Tăng lương tối thiểu năm 2015: Bài toán khó!
Tăng lương tối thiểu năm 2015: Bài toán khó!

VOV.VN -Một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần tăng lương theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho người có thu nhập thấp, ý kiến khác lại không đồng tình.

Tăng lương tối thiểu năm 2015: Bài toán khó!

Tăng lương tối thiểu năm 2015: Bài toán khó!

VOV.VN -Một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần tăng lương theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho người có thu nhập thấp, ý kiến khác lại không đồng tình.

Tăng lương bằng nguồn tiết kiệm và thu hồi từ án tham nhũng
Tăng lương bằng nguồn tiết kiệm và thu hồi từ án tham nhũng

VOV.VN - Chỉ điều chỉnh 1 số công trình, Bộ GTVT tiết kiệm 35.000 tỷ trong khi chúng ta cần 40.000 tỷ để giải quyết tiền lương.

Tăng lương bằng nguồn tiết kiệm và thu hồi từ án tham nhũng

Tăng lương bằng nguồn tiết kiệm và thu hồi từ án tham nhũng

VOV.VN - Chỉ điều chỉnh 1 số công trình, Bộ GTVT tiết kiệm 35.000 tỷ trong khi chúng ta cần 40.000 tỷ để giải quyết tiền lương.

Tăng lương năm 2015: Chọn phương án nào?
Tăng lương năm 2015: Chọn phương án nào?

VOV.VN - Tăng lương đòi hỏi quá lớn vì quy mô người hưởng lương và chế độ chính sách từ ngân sách Nhà nước rất lớn. 

Tăng lương năm 2015: Chọn phương án nào?

Tăng lương năm 2015: Chọn phương án nào?

VOV.VN - Tăng lương đòi hỏi quá lớn vì quy mô người hưởng lương và chế độ chính sách từ ngân sách Nhà nước rất lớn. 

Sẽ “nghe ngóng” tình hình kinh tế để trình phương án tăng lương
Sẽ “nghe ngóng” tình hình kinh tế để trình phương án tăng lương

VOV.VN - Bộ Nội vụ sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để báo cáo việc điều chỉnh tiền lương.

Sẽ “nghe ngóng” tình hình kinh tế để trình phương án tăng lương

Sẽ “nghe ngóng” tình hình kinh tế để trình phương án tăng lương

VOV.VN - Bộ Nội vụ sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để báo cáo việc điều chỉnh tiền lương.

 Không thể tăng lương năm 2015 vì bộ máy quá cồng kềnh
Không thể tăng lương năm 2015 vì bộ máy quá cồng kềnh

VOV.VN - “Kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta”.

 Không thể tăng lương năm 2015 vì bộ máy quá cồng kềnh

Không thể tăng lương năm 2015 vì bộ máy quá cồng kềnh

VOV.VN - “Kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta”.

Không tăng lương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động nói gì?
Không tăng lương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động nói gì?

VOV.VN - Nếu lương tối thiểu trả cho cán bộ công chức mà không bảo đảm được mức sống tối thiểu sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Không tăng lương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động nói gì?

Không tăng lương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động nói gì?

VOV.VN - Nếu lương tối thiểu trả cho cán bộ công chức mà không bảo đảm được mức sống tối thiểu sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.