Thông tin tiếp về vụ đất hiếm “không cánh mà bay”

VOV.VN - Dư luận hoài nghi về việc đất hiếm thất thoát số lượng lớn hàng ngày, chính quyền địa phương có biết hay không.

VOV có phản ánh tình trạng “Đất hiểm ở Lai Châu: "Không cánh mà bay”, đề cập nạn khai thác và vận chuyển, mua bán trái phép quặng ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, gây thất thoát hàng trăm tấn đất hiếm.

Sau đó, chính quyền địa phương đã chấn chỉnh lại các trạm, chốt gác tại nhiều điểm trên đường ra vào mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, nhiều người dân ở địa phương vẫn búc xúc trước việc chính quyền cơ sở để xẩy ra nạn khai thác lậu kéo dài.

Tại trạm gác lại không một bóng người...

Những ngày này, nạn khai thác quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao trở thành đề tài nóng trên địa bàn huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Dư luận hoài nghi về việc đất hiếm thất thoát số lượng lớn hàng ngày, chính quyền địa phương có biết hay không?

Theo điều tra của phóng viên VOV, những ngày qua, các lực lượng canh gác chốt chặn của huyện Tam Đường đã bắt được nhiều phương tiện chở quặng hơn trước kia. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, cả người và những phương tiện được thả ngay.

Về vấn đề này, ông Hoàng Thọ Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường lý giải là do các đối tượng vi phạm đều được tư vấn về pháp luật. Khi các lực lượng làm nhiệm vụ bắt giữ người và phương tiện vi phạm, ngay lập tức có người đến “đòi” xe, với lý do đây là phương tiện đi mượn, nên bắt buộc phải trả lại.

Ông Hoàng Thọ Trung cho biết: “Những người dân vi phạm họ cũng đã có tư vấn về pháp luật, chỉ chấp nhận việc xử phạt, gây áp lực đối với chính quyền xã. Do cán bộ công chức xã chỉ nhận thức được mức độ nhất định, căn cứ vào quy định ra hình thức xử phạt, sau đó họ lại trả phương tiện. Trong quá trình kiểm soát, chúng tôi đã giao trách nhiệm cán bộ, chiến sỹ nào có hành vi tiếp tay các đối tượng, phát hiện ra sẽ kiên quyết xử lý”.

Người dân vẫn ngang nhiên đào bới quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao
Trở lại mỏ đất hiếm Đông Pao để kiểm chứng, trạm gác trước đó do người dân tự lập để thu tiền các xe chở quặng đi qua đã được dẹp bỏ. Tuy nhiên, hai trạm gác tại bản Nà Bỏ, xã Bản Giang và bản Chăn Nuôi, xã Bản Hon cùng trên trục đường tỉnh lộ mới mở San Thàng – Đông Pao đi về huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu, đôi khi vẫn không có người.

Khoảng 16h chiều 28/9, khi phóng viên từ xã Bản Hon về thành phố Lai Châu bắt gặp đoàn xe máy hơn 20 chiếc chở quặng nối đuôi nhau lao vun vút trên đường. Vậy là huyện, xã đã vào cuộc sau khi VOV phản ánh, nhưng câu chuyện ngăn chặn khai thác lậu đất hiếm vẫn còn nhiều điều lo ngại. Mặt khác, để hoàn tất thủ tục xin cấp phép, xây dựng nhà máy tuyển quặng tại Lai Châu sẽ phải mất ít nhất 3 năm nữa mới có thể đưa vào khai thác. Như vậy, bà con âu lo mất tài nguyên khoáng sản trên địa bàn trong thời gian tới là có lý...

Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu cho biết: “Hiện tại, công ty đang làm việc với Tổng cục địa chất và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như là tỉnh Lai Châu hoàn tất thủ tục để xúc tiến việc cấp phép. Công ty cũng đã cử cán bộ bảo quản kho mẫu, tham gia phối hợp cùng chính quyền địa phương cùng ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển trái phép quặng đất hiếm trong khu vực mỏ. Người dân thu gom quặng đất hiếm để tuồn ra ngoài, nếu mà không quản lý, ngăn chặn triệt để  sau này sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho việc công ty tiếp quản, quản lý”.

Trong khi chờ đợi bàn giao cho Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu tiếp nhận mỏ quặng Đông Pao, việc quản lý đất hiếm vẫn thuộc về chính quyền địa phương. Công luận và những người quan tâm đến chuyện bảo vệ tài nguyên khoáng sản mong rằng các cấp, các ngành chức năng ở Lai Châu có giải pháp hữu hiệu hơn nữa, nhằm bảo vệ tài nguyên quý hiếm quốc gia không bị thất thoát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngăn chặn xuất lậu cổ vật và đất hiếm
Ngăn chặn xuất lậu cổ vật và đất hiếm

Mới đây, Chi cục Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) đã phát hiện, bắt giữ gần 200 cổ vật quý hiếm và 52 tấn đất hiếm đang được xuất lậu sang Trung Quốc.

Ngăn chặn xuất lậu cổ vật và đất hiếm

Ngăn chặn xuất lậu cổ vật và đất hiếm

Mới đây, Chi cục Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) đã phát hiện, bắt giữ gần 200 cổ vật quý hiếm và 52 tấn đất hiếm đang được xuất lậu sang Trung Quốc.

Hình ảnh hàng trăm người dân ngang nhiên khai thác trộm đất hiếm ở Lai Châu
Hình ảnh hàng trăm người dân ngang nhiên khai thác trộm đất hiếm ở Lai Châu

VOV.VN -Hàng trăm lượt dân vào khai thác trộm. Mỗi ngày, một người có thể khai thác từ 200 đến 300kg đất hiếm

Hình ảnh hàng trăm người dân ngang nhiên khai thác trộm đất hiếm ở Lai Châu

Hình ảnh hàng trăm người dân ngang nhiên khai thác trộm đất hiếm ở Lai Châu

VOV.VN -Hàng trăm lượt dân vào khai thác trộm. Mỗi ngày, một người có thể khai thác từ 200 đến 300kg đất hiếm

Đất hiếm ở Lai Châu “không cánh mà bay”
Đất hiếm ở Lai Châu “không cánh mà bay”

VOV.VN - Ngay sau đó chính quyền địa phương vào cuộc, nạn khai thác trái phép đất hiếm tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên gần đây lại “nóng lên”. 

Đất hiếm ở Lai Châu “không cánh mà bay”

Đất hiếm ở Lai Châu “không cánh mà bay”

VOV.VN - Ngay sau đó chính quyền địa phương vào cuộc, nạn khai thác trái phép đất hiếm tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên gần đây lại “nóng lên”. 

Vì sao đất hiếm trở thành vấn đề “nóng”?
Vì sao đất hiếm trở thành vấn đề “nóng”?

Gần đây hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm tới 72% đã gây lo ngại đối với thị trường và cả chính trường

Vì sao đất hiếm trở thành vấn đề “nóng”?

Vì sao đất hiếm trở thành vấn đề “nóng”?

Gần đây hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm tới 72% đã gây lo ngại đối với thị trường và cả chính trường

Lai Châu: Dân ồ ạt trộm quặng đất hiếm
Lai Châu: Dân ồ ạt trộm quặng đất hiếm

Cả một sườn núi bị đào bới tan hoang, hàng nghìn tấn quặng đất hiếm tại bản Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường đang biến mất.

Lai Châu: Dân ồ ạt trộm quặng đất hiếm

Lai Châu: Dân ồ ạt trộm quặng đất hiếm

Cả một sườn núi bị đào bới tan hoang, hàng nghìn tấn quặng đất hiếm tại bản Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường đang biến mất.