Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Cảnh báo hình thành “địa chủ mới“

VOV.VN - Các chuyên gia cảnh báo, nếu tháo hạn điền ồ ạt có thể dẫn đến hình thành "địa chủ mới".

Mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất đang được xem là giải pháp để giúp nông nghiệp Việt Nam "cất cánh". Song nhiều chuyên gia băn khoăn làm thế nào để tích tụ ruộng đất thực sự hiệu quả, không dẫn đến tình trạng bần cùng hóa nông dân. Các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu tháo hạn điền ồ ạt có thể hình thành tầng lớp "địa chủ mới".

Việc dồn điền đổi thửa đã và đang được tiến hành cho thấy hiệu quả đáng khích lệ (Ảnh minh họa: KT) 

Tránh dồn nông dân vào "thế bí"

Tại Diễn đàn nông nghiệp mùa xuân 2017 diễn ra mới đây ở Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra những "nút thắt" của ngành nông nghiệp trong nước như: sản xuất manh mún, chưa tập trung vào chất lượng, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp, thu nhập, đời sống của người nông dân còn nhiều khó khăn...

Có nhiều ý kiến cho rằng, mở rộng hạn điền là giải pháp về thể chế để giúp người dân tích tụ đất đai, phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tích tụ ruộng đất thực sự hiệu quả, hướng tới sản xuất hiện đại quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, không dồn nông dân vào "thế bí"?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP cho rằng, với mức hạn điền như hiện nay vẫn có thể tích tụ ruộng đất, vẫn có nhiều cánh đồng lớn. Thực tế khảo sát cho thấy có rất nhiều hộ nông dân sở hữu đến vài chục hecta đất, doanh nghiệp lớn có hàng trăm, hàng nghìn hecta đất. Từ đó, TS. Hồng Minh đặt câu hỏi: Vậy có phải vì quy định hạn điền mà không có tích tụ ruộng đất hay không?

Việc đưa gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp và nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, theo bà Minh, nếu làm theo phong trào, làm không khéo sẽ "sa lầy", sẽ bần cùng hóa, bỏ rơi nông dân.

Chia sẻ quan điểm này, TS. Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, phải làm thế nào để người dân có đất mà không có nhu cầu sử dụng và doanh nghiệp trực tiếp tìm đến nhau. 

Hiện nay, có nhiều chính quyền địa phương đã đứng ra vận động  gom đất của nông dân cho doanh nghiệp thuê. Khi chính quyền đứng ra xử lý, nếu làm tốt thì người dân được bảo vệ, còn làm không tốt, không công bằng thì phần thiệt, bất lợi sẽ về người dân, ông Thịnh lưu ý.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng thể hiện quan điểm: quá trình tích tụ ruộng đất cần bảo vệ quyền tài sản của người dân. Ông đưa ra ví dụ ở Đài Loan: người nông dân khi tham gia đóng góp đất, họ phải được quyền đồng sở hữu, cổ đông của công ty. Do đó, quyền tài sản đất đai được bảo đảm lâu dài.

Còn ở Việt Nam, người nông dân được thanh toán một "cục" tiền. Ông Doanh khuyến nghị, phải tránh việc tích tụ ruộng đất biến đất nông nghiệp vào tay đại gia và có thể dẫn đến mất ổn định xã hội.

Cần có sự kết hợp giữa sản xuất nhỏ và lớn

TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, tại Việt Nam nông thôn và sản xuất nhỏ sẽ còn tồn tại hàng thế kỷ nên trong quá trình dồn điển đổi thửa, lập các trang trại lớn phải luôn nghĩ rằng nền tảng của nông thôn Việt Nam vẫn là các hộ gia đình, sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Theo ông Nghĩa, cần có sự kết hợp giữa sản xuất nhỏ và lớn; sản xuất hàng hóa và tự cung tự cấp; kết hợp nông nghiệp nông thôn với du lịch làng nghề. Chỉ có như vậy mới tạo ra phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Không thể chỉ dựa vào mấy doanh nghiệp lớn được.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) đề xuất: cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai. Cần tôn trọng và đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của hộ nông dân trong sử dụng ruộng đất, chế định rõ cơ sở pháp lý cho sự vận động của các quyền đó trong cơ chế thị trường.

Quyền lợi của người nông dân cần phải được đảm bảo (Ảnh minh họa: KT)

"Phải có cơ chế khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng quy trình sản xuất, đẩy mạnh quá trình dồn điền đổi thửa, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về ruộng đất để cho các hộ nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ. Quy định rõ, đầy đủ các quyền sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn...", ông Tiến nêu quan điểm.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Nông thôn cũng nêu rõ: phải có chế định ngăn chặn tình trạng tích tụ ruộng đất và sử dụng theo kiểu "phát canh thu tô".

Thống kê của Ban Kinh tế T.Ư cho thấy, 80% số hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay có quy mô đất nông nghiệp nhỏ hơn 1ha/hộ, bình quân/hộ chỉ có từ 0,4-0,6ha đất, song có từ 2-5 mảnh. 
Số liệu đưa ra tại Diễn đàn mùa xuân năm nay cho thấy, đầu tư phát triển của toàn xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm từ 8,5% năm 2000 xuống còn 6,2% GDP năm 2010 và 5,98% năm 2011./.

Thống kê của Ban Kinh tế T.Ư cho thấy, 80% số hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay có quy mô đất nông nghiệp nhỏ hơn 1ha/hộ, bình quân/hộ chỉ có từ 0,4-0,6ha đất, song có từ 2-5 mảnh. 

Số liệu đưa ra tại Diễn đàn mùa xuân năm nay cho thấy, đầu tư phát triển của toàn xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm từ 8,5% năm 2000 xuống còn 6,2% GDP năm 2010 và 5,98% năm 2011./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Không thể làm ồ ạt
Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Không thể làm ồ ạt

VOV.VN - Muốn thay đổi ngành nông nghiệp dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền chưa đủ mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.

Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Không thể làm ồ ạt

Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Không thể làm ồ ạt

VOV.VN - Muốn thay đổi ngành nông nghiệp dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền chưa đủ mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.

Gia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn
Gia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn

VOV.VN - Hiện cả nước có 9,32 triệu hộ là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; đang có sự gia tăng về số lượng trang trại và sản xuất mô hình cánh đồng lớn.

Gia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn

Gia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn

VOV.VN - Hiện cả nước có 9,32 triệu hộ là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; đang có sự gia tăng về số lượng trang trại và sản xuất mô hình cánh đồng lớn.

Tháo hạn điền – Cú huých để nông nghiệp làm ăn lớn
Tháo hạn điền – Cú huých để nông nghiệp làm ăn lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT nhấn mạnh: Điểm nghẽn lớn nhất vẫn là đất đai, phải tích tụ ruộng đất lớn mới thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Tháo hạn điền – Cú huých để nông nghiệp làm ăn lớn

Tháo hạn điền – Cú huých để nông nghiệp làm ăn lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT nhấn mạnh: Điểm nghẽn lớn nhất vẫn là đất đai, phải tích tụ ruộng đất lớn mới thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Tích tụ ruộng đất “hút” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
Tích tụ ruộng đất “hút” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Mô hình liên kết góp đất sản xuất của tỉnh Hà Nam đã mang lại thành công bước đầu trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Tích tụ ruộng đất “hút” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Tích tụ ruộng đất “hút” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Mô hình liên kết góp đất sản xuất của tỉnh Hà Nam đã mang lại thành công bước đầu trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.