Đại biểu quốc hội: “Chuyên trách” phải song hành với “chuyên nghiệp“

VOV.VN - Một số trường hợp “không còn chỗ nào về được nữa, người ta mới về Quốc hội”, có người được quy hoạch về làm ĐB chuyên trách thì xin "đừng cho em vào!”

Tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội ngày 29/10, khi bàn về mục tiêu tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách từ 35% hiện hành lên 40%, một số ý kiến đề xuất thay đổi chế độ đãi ngộ để thu hút được người tài vào các Ủy ban của Quốc hội.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV về nội dung này, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Chiến - Chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, ông tán thành đề xuất tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến (đoàn TP Hà Nội) - (Ảnh: Quang Vinh)

PV: Ông đánh giá thế nào về đề xuất tăng đại biểu chuyên trách trong Quốc hội? Việc tăng đại biểu chuyên trách sẽ mang lại mặt tích cực gì và gặp phải những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

ĐBQH Nguyễn Chiến: Tôi đồng ý với đề xuất tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trước hết, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết công việc hàng ngày đang gia tăng trong các cơ quan của Quốc hội. Do đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm vẫn chiếm số lượng lớn, nhiều người không có thời gian để tham gia các hoạt động do các ủy ban, tổ chức, nhiều đại biểu chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và lương do địa phương chi trả… vì vậy điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đại biểu thực sự thực hiện nhiệm vụ đại diện cho cử tri nói tiếng nói của người dân, thực hiện chức năng giám sát, phản biện một cách độc lập.

Hơn nữa, tôi cho rằng tăng số đại biểu chuyên trách sẽ góp phần tăng chất lượng hoạt động của Quốc hội bởi các đại biểu sẽ chuyên tâm làm công tác cho Quốc hội và không bị chi phối, phân tán bởi những công việc khác, phát huy tính độc lập tư cách chuyên trách đúng nghĩa. Với một đội ngũ đại biểu chuyên trách hoạt động, chúng ta sẽ có những bước khởi đầu quan trọng để “chuyển Quốc hội dần sang hoạt động thường xuyên”.

Tuy nhiên, việc tăng đại biểu chuyên trách cũng đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần giải quyết. Trước hết là việc xác định tỷ lệ đại biểu chuyên trách bao nhiêu cho hợp lý. Quốc hội đặt ra mức phấn đấu khoảng 40%, nhiều đại biểu muốn đưa lên khoảng 50%. Tỷ lệ đó rất quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn là chất lượng của đại biểu chuyên trách, hay nói cách khác là “chuyên trách” phải song hành với “chuyên nghiệp”.

Theo tôi, đại biểu chuyên trách phải là người có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn để tham gia hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô qua việc xem xét và quyết định các dự án luật và nghị quyết về kinh tế - xã hội, đáp ứng được yêu cầu làm việc độc lập và phải có mối quan hệ mật thiết với cử tri để có thể đại diện cho tiếng nói của cử tri. Đại biểu chuyên trách phải thực sự là cánh tay nối dài của các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó, nếu đã tăng đại biểu chuyên trách thì phải tăng ở cả trung ương và địa phương để đảm bảo tính đồng bộ và chuyên nghiệp.

Quốc hội khóa XIV hiện nay có 167 đại biểu hoạt động chuyên trách trong tổng số 484 đại biểu Quốc hội (chiếm 34.5%). Theo khoản 2 Điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội. Số lượng thực tế chưa đạt “ít nhất 35%” cũng chính là do một phần bởi cơ chế nêu trên.

Mặt khác, Quốc hội cũng cần lưu tâm đến một thực tế hiện nay là, các Uỷ ban của Quốc hội thiếu Đại biểu hoạt động chuyên trách, nhưng mời nhiều đại biểu ở các cơ quan nhà nước cả ở trung ương và địa phương làm Đại biểu chuyên trách thì đều bị từ chối, rất khó khăn. Ngược lại, một số Đại biểu ở các tổ chức xã hội, không trong biên chế nhưng có kinh nghiệm, kiến thức pháp luật mong muốn tham gia đại biểu chuyên trách để được cống nhiến nhiều hơn thì lại mắc bởi cơ chế, chính sách do không phải là từ trong biên chế. Do vậy, mong rằng việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội lần này cần tạo cơ chế giải quyết vần đề vướng mắc trên, phù hợp với đặc thù Đại biểu quốc hội là đại diện tiếng nói của nhân dân thì không phụ thuộc vào điều kiện biên chế như quy định hiện nay.

PV: Cũng tại phiên họp vừa rồi, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phản ánh một số trường hợp “không còn chỗ nào về được nữa, người ta mới về Quốc hội”; có người khi được quy hoạch về làm đại biểu chuyên trách đã trình bày “xin đừng cho em vào”!? Ông có gì muốn chia sẻ?

ĐBQH Nguyễn Chiến: Thực trạng này phản ánh công tác quy hoạch, dự nguồn và bố trí đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội chưa thật sự được chú trọng. Hiện tại tuy luật đã quy định rõ tối thiểu 35% tổng số đại biểu Quốc hội là đại biểu hoạt động chuyên trách nhưng trên thực tế, dù đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự từ sớm song con số này đến nay vẫn chưa đạt được.

Quốc hội khóa XIV hiện nay có 167 đại biểu hoạt động chuyên trách trong tổng số 484 đại biểu Quốc hội. (Ảnh minh họa: Quang Vinh)

Tại cuộc thảo luận Tổ, đại biểu Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề cập: nhiệm vụ đặt ra trong lần sửa luật lần này sẽ phải quy định tăng hơn số lượng đại biểu chuyên trách nhưng cơ chế đòi hỏi vẫn phải là công chức. Đây là một bất cập, không khả thi. Rõ ràng chúng ta phải có cơ chế không bắt buộc phải là công chức. Mặt khác tuổi của đại biểu chuyên trách cũng phải kéo dài hơn người lao động bình thường...

Bên cạnh việc chủ động quy hoạch số lượng và dự kiến nhân sự làm đại biểu Quốc hội chuyên trách cho mỗi khóa của các cơ quan Quốc hội, chúng ta cần chú trọng đến việc xây dựng nguồn nhân sự không là cán bộ, công chức mà nên có cơ chế mở rộng tuyển dụng các đại biểu Quốc hội là các luật sư, luật gia, viện nghiên cứu chuyên ngành có kinh nghiệm và mong muốn cống hiến. Đây là lực lượng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác pháp luật, phù hợp công tác đại biểu chuyên trách của Quốc hội. Vì vậy, họ cần được quan tâm, lưu ý trong quá trình giới thiệu nhân sự làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội
Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

VOV.VN - Trong tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

VOV.VN - Trong tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8
“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8

VOV.VN -Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tin và truyền thông sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8.

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8

“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8

VOV.VN -Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tin và truyền thông sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?
Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng TT&TT, Tổng Thanh tra Chính phủ được đề xuất trả lời chất vấn
Bộ trưởng TT&TT, Tổng Thanh tra Chính phủ được đề xuất trả lời chất vấn

VOV.VN - Trong 5 “tư lệnh ngành” được chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 có Bộ trưởng Bộ TT&TT và Tổng Thanh tra Chính phủ.

Bộ trưởng TT&TT, Tổng Thanh tra Chính phủ được đề xuất trả lời chất vấn

Bộ trưởng TT&TT, Tổng Thanh tra Chính phủ được đề xuất trả lời chất vấn

VOV.VN - Trong 5 “tư lệnh ngành” được chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 có Bộ trưởng Bộ TT&TT và Tổng Thanh tra Chính phủ.

"Có nhất thiết Bộ trưởng, Chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội?”
"Có nhất thiết Bộ trưởng, Chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội?”

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Quốc hội có thể yêu cầu Bộ trưởng giải trình bất cứ lúc nào, nhưng "suất" đại biểu cần dành lại cho đại biểu chuyên trách.

"Có nhất thiết Bộ trưởng, Chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội?”

"Có nhất thiết Bộ trưởng, Chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội?”

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Quốc hội có thể yêu cầu Bộ trưởng giải trình bất cứ lúc nào, nhưng "suất" đại biểu cần dành lại cho đại biểu chuyên trách.

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi
Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

VOV.VN - Theo dự thảo Luật, nếu công dân tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

Đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ của nữ tới 45, nam tới 50 tuổi

VOV.VN - Theo dự thảo Luật, nếu công dân tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.