TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt Nam

VOV.VN-Vào TPP, muốn xuất khẩu đạt 50-60 tỷ USD, dệt may cần có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, quy hoạch lực lượng lao động cho vùng...

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, dự báo trong năm 2014, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được Bộ Công Thương tích cực đàm phán, ký kết sẽ góp phần mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam (các hiệp định như: TPP, Việt Nam - EU, Việt Nam – EFTA, FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam và Liên minh Thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan).

Vào TPP, dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội (Ảnh: KT)

Trong đó, với Hiệp định TPP các nước tham gia Hiệp định này chiếm 40% tổng GDP và 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. TPP là một hiệp định được kỳ vọng có chất lượng cao, nhiều nội dung cao hơn mức cam kết của WTO. Nếu Việt Nam đàm phán, ký kết được Hiệp định này, trước hết về mặt kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI.

Riêng Ngành Dệt may Việt Nam được dự báo là sẽ có rất nhiều lợi thế khi Hiệp định TPP được ký kết. Phóng viên VOV online phỏng vấn ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc thường trực của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) xung quanh việc Ngành Dệt may đang và sẽ làm gì để có thể tối đa hóa hưởng lợi khi Hiệp định TPP được ký kết.

PV: Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã chuẩn bị những gì cho việc tham gia thị trường khi Hiệp định TPP được ký kết?

Ông Lê Tiến Trường: Trong quá trình 15 năm qua, Tập đoàn đã xây dựng chiến lược tập trung cải thiện tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao năng suất lao động và nâng cao vị thế cạnh tranh của Tập đoàn. Trong thời gian chuẩn bị cho TPP, Tập đoàn đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược này với tốc độ nhanh hơn để đón đầu yêu cầu mới của Hiệp định. Tập đoàn đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp trọn gói trong chuỗi cung ứng toàn cầu, được xác nhận bởi các nhà trung gian, nhà mua hàng, nhà phân phối trên thế giới.


Ông Lê Tiến Trường
TPP được ký kết sẽ mang lại lợi thế lớn chưa từng có cho Ngành Dệt may Việt Nam. Cụ thể, trong 1.600 dòng thuế mã HS 8 chữ số của hàng dệt may thuộc các chương từ 50 đến 63 mà thị trường Hoa Kỳ có nhập khẩu, Việt Nam hiện xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.000 dòng thuế và thuế suất MFN tại thời điểm hiện nay bình quân khoảng 17 – 18%.

Nếu Hiệp định TPP được ký kết, chúng tôi kỳ vọng các dòng thuế này sẽ được cắt giảm dần về 0%. Với các quy tắc xuất xứ có khuyến khích sử dụng nhiều nguyên liệu nội khối TPP, thì trong dài hạn sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam, cụ thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng khoảng 12 – 13%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng trưởng 13%, trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng nhập khẩu dệt may từ tất cả các nước trên thế giới khoảng 3%. Điều này chứng tỏ thị phần của dệt may Việt Nam luôn được cải thiện tại thị trường Hoa Kỳ. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ năm nay, bên cạnh câu chuyện về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn có sự đón đầu, chờ đợi của các nhà nhập khẩu đối với Hiệp định TPP. Nếu TPP được ký kết sớm, tốc độ tăng trưởng có thể được duy trì 15 – 20% trong giai đoạn 2013 – 2017.

Như vậy, từ nay đến năm 2017, quy mô xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ có thể đạt 20 tỷ USD và đến năm 2025, quy mô xuất khẩu của toàn Ngành có thể đạt trên 50 tỷ USD. So với quy mô 20 tỷ USD của năm 2013 thì xuất khẩu dệt may sẽ đạt tốc độ tăng gấp 2,5 lần trong 7 năm. Đó là chưa tính đến nhiều yếu tố khả biến khác như quy mô thị trường hàng may mặc của Hoa Kỳ, các yếu tố sản xuất dệt may tại Việt Nam như khả năng tự mở rộng, tự tăng trưởng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, sự mở rộng của Hiệp định TPP và sự phổ biến của các FTA khác.

PV: TPP mang lại những lợi thế gì, thách thức gì cho dệt may Việt Nam, thưa ông?

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên bằng 0 từ năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền.../.
Ông Lê Tiến Trường: Nếu TPP góp phần thúc đẩy tốt vào đầu tư nguyên liệu như dự kiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa của Ngành đều được nâng cao.

Tuy vậy, TPP không đơn thuần chỉ đưa lại các cơ hội tốt cho Việt Nam. Muốn biến cơ hội thành hiệu quả kinh tế cho Việt Nam cần có những điều kiện nhất định trong hiệp định.

Thứ nhất, bảng chào thuế cần được cắt giảm nhanh và mạnh mới tạo được kích thích đủ lớn, bởi bản chất của cắt giảm thuế là tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà sản xuất cũng như nhà mua hàng. Việc cắt giảm thuế mạnh trong giai đoạn đầu là một yếu tố động lực quan trọng để người mua và nhà đầu tư tập trung về Việt Nam.

Thứ hai, quy tắc xuất xứ phải có tính khả thi cao, nếu không thì bản thân quy tắc xuất xứ và thủ tục để chứng minh quy tắc xuất xứ sẽ trở thành rào cản lớn trong việc thực thi Hiệp định.

Thứ ba, thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các DN Việt Nam. Khi nội dung của Hiệp định đã dần dần sáng tỏ, biết rõ mốc thời gian có thể thu được lợi ích từ Hiệp định tại Việt Nam thì lập tức các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam.

PV: Vậy về mặt lâu dài, Việt Nam cần làm gì để Ngành Dệt may vững vàng tham gia thị trường khi có TPP mà hưởng lợi cao nhất?

Ông Lê Tiến Trường: Một điểm quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó xác định rõ vai trò, vị trí, quy mô của ngành dệt may. Bởi nếu muốn đạt kim ngạch xuất khẩu 50 - 60 tỷ USD, cần phải có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, kể cả vùng sản xuất may và quy hoạch lực lượng lao động cho vùng thì mới tránh được tình trạng phát triển không theo quy hoạch, hoặc đầu tư sau thì thiếu nguồn lao động, thiếu cơ sở hạ tầng kết nối DN với nơi xuất khẩu hàng hóa, nơi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích DN dệt may phát triển mở rộng và liên kết theo hướng sử dụng được nguyên liệu nội địa, không phải nhập khẩu. Hiện tại, chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước chưa có, DN sử dụng nguyên liệu nội địa không được hưởng lợi gì, phải trả ngay VAT, trong khi nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài lại được hưởng ân hạn thuế 275 ngày.

Cần có cơ chế tham vấn giữa chính quyền địa phương với Bộ Công Thương và với Hiệp hội DMVN khi xem xét cấp giấy phép cho dự án FDI vào ngành dệt may, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, có các yếu tố tác động môi trường và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành, tránh hiện tượng sự đầu tư ở địa phương diễn ra không theo quy hoạch, khiến Hiệp hội DMVN và cả cấp trung ương không nắm được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 23 tỷ USD năm 2014
Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 23 tỷ USD năm 2014

VOV.VN - Mục tiêu này được kỳ vọng có thể đạt được khi các chuyên gia dự báo tiếp tục có nhiều tín hiệu tích cực. 

Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 23 tỷ USD năm 2014

Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 23 tỷ USD năm 2014

VOV.VN - Mục tiêu này được kỳ vọng có thể đạt được khi các chuyên gia dự báo tiếp tục có nhiều tín hiệu tích cực. 

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP
Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

VOV.VN - TPP là cuộc chơi quan trọng để khai thác được những lợi thế nhưng cũng còn quá nhiều thách thức ở phía trước.

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

VOV.VN - TPP là cuộc chơi quan trọng để khai thác được những lợi thế nhưng cũng còn quá nhiều thách thức ở phía trước.

70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu
70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu

Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một số nguyên phụ liệu như xơ, sợi dệt, vải nhưng lượng xuất không đáng kể.

70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu

70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu

Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một số nguyên phụ liệu như xơ, sợi dệt, vải nhưng lượng xuất không đáng kể.

“Vị thế Việt Nam sẽ nâng cao khi tham gia TPP”
“Vị thế Việt Nam sẽ nâng cao khi tham gia TPP”

VOV.VN - Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời.

“Vị thế Việt Nam sẽ nâng cao khi tham gia TPP”

“Vị thế Việt Nam sẽ nâng cao khi tham gia TPP”

VOV.VN - Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời.

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

VOV.VN - Doanh nghiệp trong nước nếu không có chiến lược rõ ràng sẽ không tận dụng được lợi thế mà còn có nguy cơ thất bại.

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

VOV.VN - Doanh nghiệp trong nước nếu không có chiến lược rõ ràng sẽ không tận dụng được lợi thế mà còn có nguy cơ thất bại.

Nhiều doanh nghiệp dệt may thưởng Tết 2 tháng lương
Nhiều doanh nghiệp dệt may thưởng Tết 2 tháng lương

VOV.VN -Năm 2013, thu nhập bình quân của người lao động tại Vinatex tăng 10% so với năm trước.

Nhiều doanh nghiệp dệt may thưởng Tết 2 tháng lương

Nhiều doanh nghiệp dệt may thưởng Tết 2 tháng lương

VOV.VN -Năm 2013, thu nhập bình quân của người lao động tại Vinatex tăng 10% so với năm trước.

Vinatex vay BIDV 600 triệu USD đón thị trường TPP
Vinatex vay BIDV 600 triệu USD đón thị trường TPP

VOV.VN-Khoản vốn này được Vinatex dùng để thực hiện đầu tư, mở rộng, chiều sâu và đổi mởi công nghệ hướng tới thị trường TPP.

Vinatex vay BIDV 600 triệu USD đón thị trường TPP

Vinatex vay BIDV 600 triệu USD đón thị trường TPP

VOV.VN-Khoản vốn này được Vinatex dùng để thực hiện đầu tư, mở rộng, chiều sâu và đổi mởi công nghệ hướng tới thị trường TPP.

Dệt may dẫn đầu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm
Dệt may dẫn đầu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm

VOV.VN - Chỉ số sản xuất hàng dệt may trong tháng này đã tăng thêm 26,9% so với cùng kì năm 2013.

Dệt may dẫn đầu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm

Dệt may dẫn đầu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm

VOV.VN - Chỉ số sản xuất hàng dệt may trong tháng này đã tăng thêm 26,9% so với cùng kì năm 2013.

TPP, TTIP và buổi bình minh của một hệ thống thương mại mới
TPP, TTIP và buổi bình minh của một hệ thống thương mại mới

Bài viết của Giáo sư Jagdish Bhagwati - một chuyên gia kinh tế xuất chúng trong lĩnh vực thương mại về vấn đề này.

TPP, TTIP và buổi bình minh của một hệ thống thương mại mới

TPP, TTIP và buổi bình minh của một hệ thống thương mại mới

Bài viết của Giáo sư Jagdish Bhagwati - một chuyên gia kinh tế xuất chúng trong lĩnh vực thương mại về vấn đề này.

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?
Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

Việt Nam đã có phương án cuối cùng đàm phán TPP
Việt Nam đã có phương án cuối cùng đàm phán TPP

Bộ Công thương vừa công bố những thông tin mới nhất về tình hình hợp tác quốc tế, đàm phán các hiệp định thương mại.

Việt Nam đã có phương án cuối cùng đàm phán TPP

Việt Nam đã có phương án cuối cùng đàm phán TPP

Bộ Công thương vừa công bố những thông tin mới nhất về tình hình hợp tác quốc tế, đàm phán các hiệp định thương mại.