Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ do thâm hụt ngân sách

VOV.VN - Thị trường bất động sản Trung Quốc đóng băng đã làm tăng thâm hụt ngân sách và rủi ro đối với nguồn vốn vay địa phương.

Số liệu công bố mới đây của Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, tăng trưởng trong doanh thu tài chính quốc gia giảm xuống còn 5,2% trong tháng 3, từ mức 8,2% trong tháng trước đó. Thâm hụt ngân sách cũng tăng lên 326 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 52 tỷ USD) từ mức 257,5 tỷ Nhân dân tệ thặng dư trong cùng kỳ.

Thị trường bất động sản đóng băng đã làm tăng thâm hụt ngân sách địa phương Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)

Theo số liệu của Tập đoàn bất động sản Centaline (Trung Quốc), doanh số bán nhà mới tại 54 thành phố giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống thấp nhất trong 4 năm tính đến ngày 3/5.

Huy động vốn của các công ty bất động sản Trung Quốc tăng 49% nhưng ít thông qua các quỹ tín thác hơn. S&P cảnh báo, Trung Quốc sẽ còn chứng kiến nhiều vụ vỡ nợ của các công ty bất động sản nhỏ sau vụ phá sản của Zhejiang Xingrun trong tháng 3.

Thị trường bất động sản suy yếu sẽ gây khó khăn cho chính phủ Trung Quốc trong  nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và cản trở khả năng trả nợ thế chấp đối với các công ty huy động vốn tài chính cho chính quyền địa phương.

Christpher Lee, trưởng phòng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại S&P Hong Kong, mới đây cũng cho biết, thị trường bất động sản và giá nhà đất suy yếu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như thị trường tín dụng.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), các chính quyền địa phương Trung Quốc đã thành lập hàng nghìn công ty huy động vốn để gây quỹ cho các dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và xử lý nước thải, chiếm tới 80% chi tiêu công và 40% doanh thu từ thuế. Cơ quan Kiểm toán quốc gia ước tính, tổng nợ của chính quyền địa phương cũng tăng lên mức kỷ lục 17,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tính đến tháng 6/2013.

Theo số liệu thống kê từ Công ty Thông tin bất động sản Trung Quốc và Bloomberg, doanh số bán đất tại 20 thành phố lớn của nước này trong tháng 3 giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, mức sụt giảm lớn nhất trong vòng ít nhất 1 năm trở lại đây. Doanh thu từ bất động sản tại các thành phố cấp 3 của Trung Quốc thì giảm tới 27% trong tháng 4.

Theo ước tính của Goldman, doanh thu từ kinh doanh đất đai chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của chính phủ. Nhiều thành phố đang lên kế hoạch nhằm kiểm soát tình hình, giúp giá nhà về mức phải chăng hơn hoặc có lợi hơn cho người tiêu dùng.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong quý 1 năm nay chỉ đạt 7,4%, thấp hơn so với mục tiêu 7,5% đề ra của chính phủ và là mức thấp nhất kể từ quý 1 năm 2009. Đầu tư tài sản cố định cũng tăng 17,6% trong tháng 3, là mức thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây.

Số liệu của Trung tâm vốn liên ngân hàng quốc gia cho thấy, trái phiếu chính phủ Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay với lợi suất của trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản xuống 4,3%. Đồng Nhân dân tệ giảm 2,8% xuống 6,2257 NDT đổi 1 USD, và là đồng tiền có biểu hiện kém nhất trong 11 đồng tiền được giao dịch ở châu Á./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Trung Quốc suy yếu tác động thế nào tới Việt Nam?
Kinh tế Trung Quốc suy yếu tác động thế nào tới Việt Nam?

VOV.VN - Kinh tế Trung Quốc đang dần cho thấy sự suy yếu, điều này sẽ mang lại không ít cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc suy yếu tác động thế nào tới Việt Nam?

Kinh tế Trung Quốc suy yếu tác động thế nào tới Việt Nam?

VOV.VN - Kinh tế Trung Quốc đang dần cho thấy sự suy yếu, điều này sẽ mang lại không ít cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%
Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

VOV.VN - Mức tăng này thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo của năm 2013.

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

VOV.VN - Mức tăng này thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo của năm 2013.

Ngân hàng Trung Quốc có thể hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt Nga?
Ngân hàng Trung Quốc có thể hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt Nga?

VOV.VN - Nhiều ngân hàng phương Tây sẽ phải ngừng giao dịch với Nga, khiến các khách hàng Nga phải tìm một đối tác mới.

Ngân hàng Trung Quốc có thể hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt Nga?

Ngân hàng Trung Quốc có thể hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt Nga?

VOV.VN - Nhiều ngân hàng phương Tây sẽ phải ngừng giao dịch với Nga, khiến các khách hàng Nga phải tìm một đối tác mới.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu suy yếu
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu suy yếu

VOV.VN - Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy yếu, làm tăng thêm lo ngại quốc gia này sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu suy yếu

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu suy yếu

VOV.VN - Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy yếu, làm tăng thêm lo ngại quốc gia này sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.