TS Võ Trí Thành: Trả 8 tỷ USD để được 1% GDP là quá đắt

(VOV)- Theo TS Thành, hỗ trợ nền kinh tế là cần thiết, nhưng cách thức quan trọng hơn, vì không khéo sẽ tạo rủi ro tiềm ẩn cho các năm sau.

Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO, Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra rằng, giai đoạn từ 2007-2011, tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, nhưng nguyên nhân không hoàn toàn do hội nhập mà có nhiều nguyên nhân chủ quan khác.

Nhiều cú sốc, đề kháng kém

TS Phạm Lan Hương (Viện CIEM), cho biết: Tăng trưởng kinh tế sau khi vào WTO, từ 2007-2011, chỉ đạt 6,5%, trong khi trước khi gia nhập WTO (2002-2006) đạt 7,8%. Sự suy giảm tăng trưởng này, theo TS Hương, không phải hoàn toàn do hội nhập. Vì nếu mở cửa khi kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, tác động tích cực sẽ tràn vào nhanh hơn, khi đó kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Thực tế, Việt Nam vào WTO được 1 năm thì kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, vì thế tác động tiêu cực tràn vào nền kinh tế nhanh hơn, khiến tăng trưởng thấp hơn”.

TS Hương: “Mức tăng trưởng 5 năm qua của Việt Nam vẫn cao hơn, vì nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, rất ít nền kinh tế tăng trưởng 1-2%” (Ảnh: Vietnamnet)

Một nguyên nhân quan trọng nữa, do độ mở của nền kinh tế rất cao, nó được đo bằng thương mại, có năm lên tới 170-180% GDP. Do đó, khi kinh tế thế giới kém đi thì Việt Nam cũng bị thiệt hại về tăng trưởng. Cụ thể, từ cuối 2008 tăng trưởng chậm lại vì giá nguyên liệu tăng cao khiến giá đầu vào sản xuất tăng cao, lạm phát cao và kinh tế tăng trưởng thấp hơn. Đồng thời, các bạn hàng nhập khẩu hàng Việt Nam kém đi, xuất khẩu của Việt Nam kém đi, dòng vốn FDI cũng bị ảnh hưởng, thậm chí có một số dự án đã ở Việt Nam còn rút khỏi Việt Nam hoặc dừng đầu tư.

Tuy vậy, so với nhiều nước trên thế giới, TS Hương đánh giá: “Mức tăng trưởng 5 năm qua của Việt Nam vẫn cao hơn, vì nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, rất ít nền kinh tế tăng trưởng 1-2%”.

Về sự tăng trưởng đột biến năm đầu tiên vào WTO (năm 2007, GDP tăng 8,5%), TS Hương giải thích: Tăng trưởng thuận lợi nhờ kinh tế trong và ngoài nước thuận lợi, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều, môi trường kinh doanh cải thiện mạnh mẽ. Các nhà đầu tư kỳ vọng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam ở cải cách thể chế, chính sách minh bạch hơn, chính trị ổn định. Những yếu tố tâm lý rất tốt đó khiến dòng vốn đầu tư vào nhiều.

Mặc dù vậy, từ cuối 2008 nền tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm, theo TS Hương, “do khi hội nhập, nền kinh tế chưa chuẩn bị tốt nên một số yếu kém trong nội tại nền kinh tế bộc lộ”. Chẳng hạn, từ năm 2000, Việt Nam đã đưa ra một loạt động tác kích cầu để duy trì tăng trưởng kinh tế cao, nó khiến thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng đầu tư công nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao nên tác động đến kinh tế vĩ mô và nợ công của Chính phủ. Đồng thời, khi đưa ra kế hoạch phát triển KT-XH 2006-2010 trong điều kiện kinh tế rất thuận lợi, đã không lường trước những biến cố không thuận lợi cho nền kinh tế.

Từ cuối 2006, dòng FDI đã đổ vào Việt Nam nhiều, đến 2007 đạt đỉnh điểm. Khi đó, theo phân tích của TS Hương, Việt Nam thiếu kinh nghiệm và năng lực để hấp thụ và trung hòa dòng vốn này nên xảy ra một số lúng túng của Chính phủ, dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, khi xử lý các vấn đề khủng hoảng về dòng vốn đầu tư nước ngoài, lạm phát, giá nhập khẩu hàng hóa tăng... thì chính sách và giải pháp tiền tệ không ăn khớp với nhau gây ảnh hưởng đến lạm phát.

Từ 2008-2010, chính sách cũng thay đổi đột ngột, lúc thì thắt chặt tài khóa tiền tệ khi thấy lạm phát xuất hiện, nhưng khi lạm phát thấp, tăng trưởng yếu đi thì lại thúc tăng trưởng, nới rộng chính sách. Vì thế, chính sách chưa kịp có tác dụng đã bị đẩy ngược lại, tác dụng lẫn lộn nên không mạnh.

Đáng chú ý là, “nếu không có gói kích thích kinh tế đầu năm 2009, tăng trưởng GDP chỉ khoảng 4,0-4,5%, nhưng nhờ có nó mà tăng trưởng cao thêm hơn 1%. Tuy nhiên, điều này cho thấy tăng trưởng của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư”- TS Hương đánh giá.

Do vậy, nhìn chung từ khi vào WTO, ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế cũng có nhưng không nhiều (giá dầu thô, lương thực, nhiều mặt hàng xuất khẩu đều tăng). Yếu tố tác động tích cực thấp hơn so với tiêu cực nên nền kinh tế Việt Nam suy giảm.

Nhiều tiền quá cũng không tốt

Liên quan đến những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện CIEM, cho biết có 3 bài học lớn: Một là, “Bài học nhãn tiền, lớn nhất với Việt Nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị là đôi khi có nhiều tiền quá cũng không tốt. Nó dễ che mờ hiệu quả, năng lực quản trị rủi ro”. 

Hai là, về cách thức hỗ trợ nền kinh tế trong thời điểm khó khăn. TS Thành cho rằng, “cái giá phải trả cho 8 tỷ USD (trên thực tế thực hiện được 80-90% trong đó), để đổi được 1% tăng trưởng là quá đắt. Chưa kể, nó còn tạo ra những vấn đề xã hội, tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho các năm tiếp theo. Do đó, hỗ trợ là cần thiết nhưng cách hỗ trợ quan trọng hơn”.

Ba là, bên cạnh những vấn đề liên quan đến WTO, còn có các hiệp định FTA khu vực. Với các hiệp định này, có 3 điểm quan trọng khi đánh giá các ngành, lĩnh vực cụ thể. Đó phải là đánh giá đến lợi thế so sánh; mức độ lan tỏa của nó trong nền kinh tế; khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam có những lĩnh vực lợi thế rất tốt, nhưng sức lan tỏa kém.

Trước thực trạng nền kinh tế sau 5 năm gia nhập WTO, TS Phạm Lan Hương nêu đề xuất cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là phải tiếp tục cải cách hành chính theo chiều sâu; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô (thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, linh hoạt, với mục tiêu hợp lý và công cụ chính sách phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trong việc đề xuất, giải trình và thực thi chính sách);

Giải quyết vấn đề nhập siêu một cách cơ bản, kết hợp với việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng sản phẩm; chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và mặt hàng;

Đồng thời, phải quyết liệt thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may tăng trưởng vượt bậc sau hai năm vào WTO
Dệt may tăng trưởng vượt bậc sau hai năm vào WTO

Ngành dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, cho dù bị cạnh tranh gay gắt.

Dệt may tăng trưởng vượt bậc sau hai năm vào WTO

Dệt may tăng trưởng vượt bậc sau hai năm vào WTO

Ngành dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, cho dù bị cạnh tranh gay gắt.

Việt Nam cần nắm bắt các kinh nghiệm để hội nhập tốt vào WTO
Việt Nam cần nắm bắt các kinh nghiệm để hội nhập tốt vào WTO

Sáng 4/8, tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ban Thư ký WTO tổ chức Hội thảo về "Nghĩa vụ thông báo thuộc các Hiệp định của WTO".

Việt Nam cần nắm bắt các kinh nghiệm để hội nhập tốt vào WTO

Việt Nam cần nắm bắt các kinh nghiệm để hội nhập tốt vào WTO

Sáng 4/8, tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ban Thư ký WTO tổ chức Hội thảo về "Nghĩa vụ thông báo thuộc các Hiệp định của WTO".

Dự án về hội nhập quốc tế của Việt Nam
Dự án về hội nhập quốc tế của Việt Nam

(VOV) - Dự án “Nâng cao năng lực phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đến năm 2020”

Dự án về hội nhập quốc tế của Việt Nam

Dự án về hội nhập quốc tế của Việt Nam

(VOV) - Dự án “Nâng cao năng lực phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đến năm 2020”

Nhìn nhận mạnh, yếu sau 4 năm vào WTO
Nhìn nhận mạnh, yếu sau 4 năm vào WTO

Có thể coi WTO là nền tảng căn bản cho quá trình hội nhập và cải cách của Việt Nam.

Nhìn nhận mạnh, yếu sau 4 năm vào WTO

Nhìn nhận mạnh, yếu sau 4 năm vào WTO

Có thể coi WTO là nền tảng căn bản cho quá trình hội nhập và cải cách của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế ASEAN: Phát triển kinh tế công bằng
Hội nhập kinh tế ASEAN: Phát triển kinh tế công bằng

(VOV)-Hội nhập kinh tế nhằm đưa ASEAN thành khu vực có hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề, các dòng vốn được di chuyển tự do.

Hội nhập kinh tế ASEAN: Phát triển kinh tế công bằng

Hội nhập kinh tế ASEAN: Phát triển kinh tế công bằng

(VOV)-Hội nhập kinh tế nhằm đưa ASEAN thành khu vực có hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề, các dòng vốn được di chuyển tự do.