Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vươn sang thương mại điện tử

VOV.VN - Lĩnh vực Thương mại điện tử được xác định là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của Vingroup. 

Ngày 12/2 vừa qua, cùng với việc công bố bổ nhiệm bà Dương Thị Mai Hoa vào chức vụ Tổng giám đốc thay bà Lê Thị Thu Thủy, tập đoàn Vingroup đã công bố việc thành lập Công ty TNHH VinE-Com để tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo đó, VinE-Com sẽ có vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng, trong đó, Vingroup góp 70% vốn, tương đương 735 tỷ đồng. Bà Lê Thị Thu Thủy sẽ giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VinE-Com.

Lĩnh vực Thương mại điện tử được xác định là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của Vingroup.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến tập đoàn hàng đầu thị trường bán lẻ Việt Nam này có tham vọng chiếm lĩnh lĩnh vực thương mại điện tử vốn còn đang mới mẻ này?

Thương mại điện tử hiện là lĩnh vực đang chiếm lĩnh vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các nước đã phát triển.

Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử nhìn chung còn khá mới mẻ, số công ty lớn chưa nhiều.

Với quy mô thị trường ở mức trung bình, tương đương với doanh thu 1,3 tỷ USD hay với kịch bản tốt, tương đương với doanh thu 1,5 tỷ USD dự kiến trong 2015 thì TMĐT Việt Nam đang thực sự là mảnh đất màu mỡ để nhiều bên cùng nhảy vào “chia chiếc bánh”.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2013 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương phát hành định kỳ hàng năm cho biết, Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo cho biết, năm 2013 chứng kiến sự tiến bộ đáng kể của các loại hình giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Mức độ và hiệu quả sử dụng email của các doanh nghiệp đều có bước tiến so với năm 2012 với 83% doanh nghiệp đã sử dụng email để nhận đơn đặt hàng. Tỷ lệ này của năm 2012 là 70%.

Đồng thời, có tới 43% doanh nghiệp đã có website và 35% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2012.

Nhận định này tiếp tục được khẳng định tại Báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore.

Theo Báo cáo của Hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng. Việt Nam cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại khu vực. So với cùng kỳ năm trước, lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm đến 14% (chiếm gần 36% dân số Việt Nam, tương đương gần 32 triệu người dùng).

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, 36% truy cập Internet và có hơn nửa số này thực hiện mua sắm online (Ảnh: Moore)

Cũng theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường này, Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có lượng người dùng Internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 15-24, và ở Thái Lan tỷ lệ tương ứng là 45%.

Bên cạnh việc người dùng Internet ở độ tuổi trẻ, thời lượng trực tuyến của người dùng tại Việt Nam và Thái Lan cũng nhiều nhất khu vực. Trung bình mỗi người dùng Internet tại Việt Nam trực tuyến 26,2 giờ mỗi tháng, trong khi đó con số ở Thái Lan là 27,2 giờ.

Theo nhận định của các nhà phân tích, thời gian trực tuyến của người dùng Internet lâu là cơ hội để các lĩnh vực như thương mại điện tử hay các dịch vụ trực tuyến phát triển, đặc biệt tại các thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam và Thái Lan.

Phát triển cùng tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet, hình thức TMĐT Việt Nam cũng đã có những bước tiến sôi động và hiệu quả. Những năm vừa qua, thị trường TMĐT đã ghi nhận sự phát triển ồ ạt của hình thức mua theo nhóm trên Internet (Nhommua, Muachung, Hotdeal…).

Các website hoạt động theo mô hình này mặc dù đã trải qua giai đoạn hoàng kim nhưng hiện tại vẫn đang tiếp tục kinh doanh ổn định và ngày càng tự thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh. Lâu bền và có chiến lược hơn là các mô hình rao vặt và gian hàng trực tuyến.

Do đó, với quy mô thị trường ở mức trung bình, tương đương với doanh thu 1,3 tỷ USD hay với kịch bản tốt, tương đương với doanh thu 1,5 tỷ USD dự kiến trong 2015 thì TMĐT Việt Nam đang thực sự là mảnh đất màu mỡ để nhiều bên cùng nhảy vào “chia chiếc bánh”.

Được biết, Vingroup là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại với giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán đoạt mức gần 3 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quỹ Nhật đầu tư vào thương mại điện tử tại Việt Nam
Quỹ Nhật đầu tư vào thương mại điện tử tại Việt Nam

Sẽ có 16 công ty của Việt Nam được đầu tư giải pháp và nguồn vốn từ quỹ đầu tư này.

Quỹ Nhật đầu tư vào thương mại điện tử tại Việt Nam

Quỹ Nhật đầu tư vào thương mại điện tử tại Việt Nam

Sẽ có 16 công ty của Việt Nam được đầu tư giải pháp và nguồn vốn từ quỹ đầu tư này.

Tăng kim ngạch thương mại điện tử trong năm 2013
Tăng kim ngạch thương mại điện tử trong năm 2013

(VOV) - Khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị phổ biến Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Tăng kim ngạch thương mại điện tử trong năm 2013

Tăng kim ngạch thương mại điện tử trong năm 2013

(VOV) - Khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị phổ biến Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Vingroup được đầu tư Trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế
Vingroup được đầu tư Trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế

Vingroup được chấp thuận đầu tư khu dân cư thương mại dịch vụ tổng hợp. Tổng diện tích đất của 2 dự án là gần 250.000m2.

Vingroup được đầu tư Trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế

Vingroup được đầu tư Trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế

Vingroup được chấp thuận đầu tư khu dân cư thương mại dịch vụ tổng hợp. Tổng diện tích đất của 2 dự án là gần 250.000m2.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu Vingroup
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu Vingroup

Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản ước tính khoảng 1,5 tỷ USD chia sẻ chuyện riêng tư và công việc.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu Vingroup

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu Vingroup

Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản ước tính khoảng 1,5 tỷ USD chia sẻ chuyện riêng tư và công việc.