Uber không đóng thuế, không đăng ký kinh doanh, tiềm ẩn rủi ro?

VOV.VN - Dịch vụ taxi này không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế, không đảm bảo được quyền lợi và an toàn cho hành khách.

Chiều 1/12, tại cuộc họp báo do Bộ GTVT tổ chức, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc các lực lượng chức năng TP HCM tiến hành kiểm tra, xử lý xe taxi Uber hoạt động chở khách trên địa bàn vào cuối tháng 11 vừa qua, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, dịch vụ Taxi Uber xuất hiện trên thế giới từ 2009, một số quốc gia đã cấm loại hình này.

Ở Việt Nam, Taxi Uber đã xuất hiện ở Hà Nội và TP HCM cách đây không lâu. Người dân hài lòng vì dịch vụ nhanh và giá thành hạ. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý nhà nước thì đây là hình thức kinh doanh không lành mạnh, cần có hình thức và chế tài quản lý.

Theo đó, Hiệp hội taxi TP HCM đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ hình thức kinh doanh vận tải này. “Ngay sau khi có chỉ đạo, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính để cùng phối hợp kiểm tra xe này có đăng ký kinh doanh hay ko, Bộ Tài chính xem xét về vấn đề đóng thuế như thế nào, Bộ Thông tin và truyền thông xem xét phần mềm Uber có hợp pháp hay ko?”, ông Ngọc cho biết.


Thanh tra giao thông lập biên bản xử phạt hành chính với Taxi Uber. (Ảnh: VNE)
Theo ông Hải, qua kiểm tra xử lý loại hình Taxi Uber đã cho thấy, dịch vụ này tiềm ẩn nhiều rủi ro như doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế nên gây thiệt hại cho Nhà nước.

Ngoài ra, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp không rõ ràng nên không bảo đảm ATGT. Dịch vụ Taxi Uber không có chế độ bảo hiểm cho hành khách ngồi trên xe, đáng lưu ý là lái xe loại hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì ko phân biệt được hành khách, rất nguy hiểm nếu phát hiện lái xe mang hàng cấm...

Ông Bảo cũng khẳng định, Taxi Uber là loại hình kinh doanh có điều kiện để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp tham gia và hành khách đi xe, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và trật tự xã hội.

“Nếu 1 doanh nghiệp lợi dụng phần mềm này để kinh doanh thì đã bỏ qua các yêu cầu trên. Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện các phần mềm kinh doanh trên taxi, là kênh thông tin kết nối giữa hành khách và doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo theo quy định của Nhà nước”, ông Bảo nhấn mạnh.

Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng khẳng định, ngày 17/11 vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo cơ quan chức năng, tuyên truyền để người dân biết về thực tế của loại hình vận tải taxi này.

Theo đó, việc chở người bằng dịch vụ taxi thông qua ứng dụng Uber là không phù hợp, tiềm ẩn rủi ro an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, về tính hợp pháp, loại hình vận tải này chưa có quy định riêng áp dụng tại Việt Nam, và  khi chưa có quy định nhưng vẫn hoạt động là vi phạm.

Mô hình kinh doanh Taxi Uber đã có ở Mỹ vào năm 2009 và lan rộng ra các nước phương Tây, hiện đang có mặt ở trên 130 quốc gia. Tại Việt Nam, Taxi Uber mới xuất hiện tại TP HCM từ tháng 7/2014 nhưng đã kịp kết nối với khoảng 200 xe.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ taxi này bắt buộc phải dùng thẻ thanh toán Visa, Mastercard. Giá đi xe loại này thường thấp hơn 20% so với taxi bình thường và lái xe phải chạy theo lộ trình thể hiện bằng phần mềm. Doanh thu được chia theo tỷ lệ chủ xe 80% - Uber 20%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm giữ một taxi “dù” lừa tiền cước khách nước ngoài
Tạm giữ một taxi “dù” lừa tiền cước khách nước ngoài

Đoạn đường dài khoảng 1km, song đồng hồ tính cước của taxi thông báo số tiền là 245.000 đồng.

Tạm giữ một taxi “dù” lừa tiền cước khách nước ngoài

Tạm giữ một taxi “dù” lừa tiền cước khách nước ngoài

Đoạn đường dài khoảng 1km, song đồng hồ tính cước của taxi thông báo số tiền là 245.000 đồng.

Taxi “dù” lộng hành tại thủ đô
Taxi “dù” lộng hành tại thủ đô

Taxi “dù” hoạt động dưới hai hình thức: Xe không có tên hãng, không có số điện thoại tổng đài hoặc nhái thương hiệu các hãng được cấp giấy phép.

Taxi “dù” lộng hành tại thủ đô

Taxi “dù” lộng hành tại thủ đô

Taxi “dù” hoạt động dưới hai hình thức: Xe không có tên hãng, không có số điện thoại tổng đài hoặc nhái thương hiệu các hãng được cấp giấy phép.

TP HCM: Kiên quyết xử lý taxi dù, "chặt chém" khách
TP HCM: Kiên quyết xử lý taxi dù, "chặt chém" khách

(VOV) - Theo Hiệp hội taxi TP HCM, hai hãng xe bị nhái thương hiệu nhiều nhất là Mai Linh và Vinasun. 

TP HCM: Kiên quyết xử lý taxi dù, "chặt chém" khách

TP HCM: Kiên quyết xử lý taxi dù, "chặt chém" khách

(VOV) - Theo Hiệp hội taxi TP HCM, hai hãng xe bị nhái thương hiệu nhiều nhất là Mai Linh và Vinasun. 

Taxi "dù" và thủ đoạn lừa khách ở sân bay Nội Bài
Taxi "dù" và thủ đoạn lừa khách ở sân bay Nội Bài

Được mời chào, ông K. yên tâm ngồi lên xe của Thanh. Đi được một đoạn, Thanh yêu cầu ông K. chi tiền phí du lịch 1 triệu đồng. Không có tiền lẻ, ông K. đành rút 100 USD trả cho Thanh và chờ trả lại. Như "mỡ vào miệng mèo", Thanh liền dừng xe, "bán" vị khách Hàn Quốc cho một taxi dọc đường rồi phóng xe đi thẳng.

Taxi "dù" và thủ đoạn lừa khách ở sân bay Nội Bài

Taxi "dù" và thủ đoạn lừa khách ở sân bay Nội Bài

Được mời chào, ông K. yên tâm ngồi lên xe của Thanh. Đi được một đoạn, Thanh yêu cầu ông K. chi tiền phí du lịch 1 triệu đồng. Không có tiền lẻ, ông K. đành rút 100 USD trả cho Thanh và chờ trả lại. Như "mỡ vào miệng mèo", Thanh liền dừng xe, "bán" vị khách Hàn Quốc cho một taxi dọc đường rồi phóng xe đi thẳng.

Hà Nội ra quân xử lý taxi “dù”
Hà Nội ra quân xử lý taxi “dù”

Bắt đầu từ 10 /5, 8 tổ công tác liên ngành sẽ ra quân kiểm tra, xử lý taxi vi phạm tại 10 quận nội thành và huyện Sóc Sơn

Hà Nội ra quân xử lý taxi “dù”

Hà Nội ra quân xử lý taxi “dù”

Bắt đầu từ 10 /5, 8 tổ công tác liên ngành sẽ ra quân kiểm tra, xử lý taxi vi phạm tại 10 quận nội thành và huyện Sóc Sơn