Vào TPP, kinh doanh phải trung thực, tôn trọng các cam kết

VOV.VN -Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, hai nội dung này thuộc về văn hóa kinh doanh và cần được thực thi nghiêm túc để có thể kiếm lợi từ TPP.

Phiên đàm phán TPP lần này (dự kiến từ 1-10/9/2014) được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều đột phá để tạo đà cho việc sớm kết thúc đàm phán. Và đàm phán TPP càng đến gần đích ký kết, câu chuyện về năng lực các chủ thể sẽ tham gia thị trường của Hiệp định TPP càng được quan tâm sâu sắc hơn.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty InvestConsult Group (chuyên về tư vấn đầu tư và kinh doanh) về nội dung này.

Luật sư cần hiểu về TPP trước doanh nghiệp

PV: Đích ký kết TPP đang đến gần hơn, để có thể gặt hái được thành quả khi TPP chính thức được thực hiện, theo ông, những chủ thể nào và họ cần làm gì sớm để có thể tự tin, chủ động tham gia thị trường này?


Ông Nguyễn Trần Bạt

Ông Nguyễn Trần Bạt: Phải luôn nhận thức là chúng ta không khôn hơn các Hiệp định này được. Chúng ta phải chấm dứt ngay tình trạng láu tôm láu cá trong các quan hệ thương mại quốc tế, phải sử dụng sự khôn ngoan bằng những con đường lý giải, nếu có tranh chấp thì phải có luật sư. Tức là phải quen sử dụng một cách tổng hợp trí tuệ của xã hội vào công việc điều hành trong quan hệ quốc tế về kinh tế.

Do đó, trước hết là đội ngũ những người làm nghề luật sư phải rèn luyện khả năng hiểu biết của mình về TPP trước các thương nhân ở trong nước, và phấn đấu để biết ai là người có kinh nghiệm giải quyết vấn đề TPP ở Mỹ, chẳng hạn, trong giới luật sư. Bởi vì, các luật sư mà không thông thạo, không trinh sát được tất cả các hầm hố của từng thị trường sẽ để khách hàng của mình rơi xuống hố.

Bên cạnh đó, toàn bộ các lực lượng cung cấp các dịch vụ xuất khẩu hàng hóa của chúng ta buộc phải thông thái để hỗ trợ xã hội sản xuất của Việt Nam. Và các nhà sản xuất đương nhiên phải tuân thủ các quy trình về chất lượng, vệ sinh sản phẩm. Tất cả các sản phẩm công nghiệp phải luôn luôn lấy việc bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ con người là một trong các tiêu chuẩn để hành động.

Do đó, thương nhân Việt Nam buộc phải ý thức mấy việc: Thứ nhất, phải tự giác. Thứ hai, phải tổ chức lại hệ thống giáo dục đào tạo. Phải làm việc này để chúng ta có một lớp người lao động được đào tạo cẩn thận hơn, để ứng phó với các đòi hỏi chất lượng của TPP. Nếu cứ để tình trạng đào tạo như hiện nay thì rất khó, xã hội chúng ta không có những con người đủ năng lực để có thể thỏa mãn đòi hỏi về chất lượng. Các trường dạy nghề phải dạy đủ để những nhà sản xuất có đủ công nhân có tay nghề sản xuất những hàng hóa theo đơn đặt hàng.

Một trong những lợi thế của Việt Nam là gia công, rất nhiều nhà đầu tư sẽ đặt xưởng gia công ở Việt Nam, họ sẽ tuyển mộ lao động. Vì nói gì thì nói, lương của chúng ta dù có được cải thiện vẫn không thể cao hơn lương của người lao động ở phương Tây được. Do đó, tất cả những nhà đầu tư họ đều bỏ tiền vào những vùng lương còn thấp.

PV: Chắc hẳn TPP được ký kết và sau động thái giảm thuế sẽ là hàng loạt rào cản thương mại, những chính sách bảo hộ tinh vi của các quốc gia thành viên. Vậy theo ông, Việt Nam cần phải chuẩn bị những gì tối thiểu cho cuộc hội nhập TPP này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký một nghị quyết về việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Tức là chúng ta phải nâng cao sức cạnh tranh một cách toàn diện, kể cả với năng lực điều hành của Chính phủ, năng lực hưởng ứng và chấp hành kỷ luật công nghiệp hiện đại của xã hội, đối với cả việc chấp hành luật lệ của các lực lượng sản xuất và kinh doanh. Vì sự khôn lỏi không có giá gì, nó không thể uyên bác hơn sự khôn ngoan của một hiệp ước kinh tế.

Kinh doanh phải trung thực, tôn trọng các cam kết

PV: Thưa ông, có một điểm mà ít chuyên gia bàn tới về bộ quy tắc ứng xử trong không gian kinh tế TPP tới đây, đó là vấn đề văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy văn hóa kinh doanh sẽ quyết định như thế nào đến sự thành bại của doanh nghiệp thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Lâu nay chúng ta lạm dụng khái niệm văn hóa kinh doanh. Tôi nghĩ là không phải nội hàm nào của khái niệm văn hóa cũng có ý nghĩa trong đời sống kinh doanh. Có lẽ tập trung nhất của khái niệm văn hóa mà ảnh hưởng đến kinh doanh thì có hai đặc trưng.

Thứ nhất, đó là sự trung thực, sự tín nhiệm lẫn nhau là quan trọng nhất, các cụ hay gọi một cách nôm na là chữ tín. Bởi vì đó là trung tâm của đạo đức kinh doanh, nếu không có chữ tín thì mọi hàng hóa trong một nền sản xuất bị nghi ngờ, và chắc chắn là nó không bán được một cách thuận lợi.

Cho nên khi xét đến ảnh hưởng của khái niệm văn hóa, có lẽ chúng ta phải nói đến chuyện xây dựng sự trung thực, để dần dần chúng ta tìm kiếm lòng tin của xã hội, trước hết là của xã hội chúng ta với các sản phẩm của chúng ta. Cũng qua con đường đó, chúng ta đi tìm kiếm sự tín nhiệm của các thị trường khác đối với sản phẩm.

Thứ hai, chúng ta phải có năng lực để giữ gìn các cam kết. Khía cạnh quan trọng thứ hai của văn hóa đối với kinh doanh chính là năng lực thực hiện các cam kết thông qua hợp đồng. Đôi khi chúng ta ký những hợp đồng mà không hiểu, do đó cũng không hiểu rằng những điều kiện trong hợp đồng đòi hỏi một năng lực rất lớn để thỏa mãn.

Nói cách khác, hai điểm nội hàm của khái niệm văn hóa liên quan đến đời sống kinh tế và kinh doanh, là giữ gìn sự trung thực trong kinh doanh, và giữ gìn năng lực tôn trọng các cam kết đã ký. Đấy là hai điểm quan trọng nhất thuộc vào những ý nghĩ quan trọng nhất trong khái niệm văn hóa trong đời sống kinh tế và kinh doanh.

Phải ổn định số lượng và chất lượng hàng hóa

PV: Vậy theo ông, khi tham gia vào bộ quy tắc ứng xử trong không gian về kinh tế của TPP, về lâu dài doanh nghiệp cần làm gì để củng cố và phát triển vị thế của mình?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Phải ổn định. Đó là chất lượng ổn định, thái độ ổn định, quy mô ổn định. Để giữ gìn tín nhiệm trên thị trường thì một hàng hóa phải có chất lượng tốt và ổn định. Nó cũng phải có một quy mô dự phòng đủ để nếu đòi hỏi của thị trường lớn hơn thì cung ứng được ngay.

Đó còn là cần có số lượng tốt. Bởi vì có một kẻ thứ ba nào đó sẽ thay thế anh nếu anh đuối sức trong một lúc nào đó. Cho nên xây dựng tầm nhìn trong chiến lược cung ứng một mặt hàng ra thị trường rất quan trọng, phải tính được trước để tránh bị hụt hơi để giữ được khách  hàng. Bởi vì tất cả các khách hàng của một sản phẩm luôn luôn tính đến nó là đầu vào của một quá trình thương mại khác.

Ví dụ, sản xuất áo để bán cho một chuỗi bán lẻ, nếu bỗng nhiên không có hàng, các dãy bán lẻ sẽ mất uy tín.

Ở tầm quốc gia, phải nâng cao tính cạnh tranh quốc gia. Tức là tất cả từ thủ tướng cho đến các bộ trưởng phải theo dõi thị trường, để có thể bắt được các sự khác nhau, sự chênh vênh của các nhịp điệu kinh tế đối với nền kinh tế nói chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay
Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

VOV.VN - 12 nước tham gia đàm phán cần phải đạt được sự nhất trí trước khi diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

VOV.VN - 12 nước tham gia đàm phán cần phải đạt được sự nhất trí trước khi diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm
Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam hiện nay là 13% do vậy cần có lộ trình để dần xóa bỏ để trở về mức 0%.

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam hiện nay là 13% do vậy cần có lộ trình để dần xóa bỏ để trở về mức 0%.

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP
Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Đã có những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường… trong vòng đàm phán này.

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Đã có những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường… trong vòng đàm phán này.

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ
Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

VOV.VN - Giới chức Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán về nội dung này trong các cuộc đàm phán song phương tới.

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

VOV.VN - Giới chức Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán về nội dung này trong các cuộc đàm phán song phương tới.

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt
TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

VOV.VN -DN Việt đang còn thiếu thông tin về TPP, và cần có những thay đổi trong quản lý, kết nối… để tăng năng lực cạnh tranh.

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

VOV.VN -DN Việt đang còn thiếu thông tin về TPP, và cần có những thay đổi trong quản lý, kết nối… để tăng năng lực cạnh tranh.

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP
Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

VOV.VN - Bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã là một trở ngại lớn cho việc kết thúc đàm phàn và đi đến thoả thuận cuối cùng.

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

VOV.VN - Bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã là một trở ngại lớn cho việc kết thúc đàm phàn và đi đến thoả thuận cuối cùng.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

VOV.VN -Đoàn Việt Nam do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn đầu.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

VOV.VN -Đoàn Việt Nam do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn đầu.

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP
Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

VOV.VN - Chỉ có như vậy Mỹ và Nhật Bản mới có thể hoàn tất một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

VOV.VN - Chỉ có như vậy Mỹ và Nhật Bản mới có thể hoàn tất một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP
Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

VOV.VN - Một số quan chức Nhật Bản cho rằng, khác biệt vẫn rất lớn, nên các cuộc đối thoại này sẽ khó đạt được bước đột phá. 

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

VOV.VN - Một số quan chức Nhật Bản cho rằng, khác biệt vẫn rất lớn, nên các cuộc đối thoại này sẽ khó đạt được bước đột phá. 

Vào TPP: Thuế giảm sâu, nhiều hàng Việt thêm rộng cửa xuất ngoại
Vào TPP: Thuế giảm sâu, nhiều hàng Việt thêm rộng cửa xuất ngoại

VOV.VN -Nhiều hàng Việt như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu. 

Vào TPP: Thuế giảm sâu, nhiều hàng Việt thêm rộng cửa xuất ngoại

Vào TPP: Thuế giảm sâu, nhiều hàng Việt thêm rộng cửa xuất ngoại

VOV.VN -Nhiều hàng Việt như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu. 

Mỹ - Nhật chưa đạt được đột phá về TPP
Mỹ - Nhật chưa đạt được đột phá về TPP

VOV.VN - Nhật Bản và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất trong số 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP.

Mỹ - Nhật chưa đạt được đột phá về TPP

Mỹ - Nhật chưa đạt được đột phá về TPP

VOV.VN - Nhật Bản và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất trong số 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP.

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP
Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Nguyên nhân giải thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia đàm phán quá đa dạng.

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Nguyên nhân giải thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia đàm phán quá đa dạng.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP
Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

VOV.VN - Hai nền kinh tế lớn nhất trong khuôn khổ TPP, sẽ thảo luận về biểu thuế đối với các nông phẩm trọng yếu, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

VOV.VN - Hai nền kinh tế lớn nhất trong khuôn khổ TPP, sẽ thảo luận về biểu thuế đối với các nông phẩm trọng yếu, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn.

Sắp diễn ra phiên đàm phán TPP tại Hà Nội
Sắp diễn ra phiên đàm phán TPP tại Hà Nội

VOV.VN - Từ ngày 1 -10/9 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Sắp diễn ra phiên đàm phán TPP tại Hà Nội

Sắp diễn ra phiên đàm phán TPP tại Hà Nội

VOV.VN - Từ ngày 1 -10/9 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Vào TPP, phải bỏ kiểu kinh doanh láu tôm, láu cá
Vào TPP, phải bỏ kiểu kinh doanh láu tôm, láu cá

VOV.VN -Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, tham gia TPP không phải chuyện lãng mạn, đây là một trận đánh hết sức nghiêm túc.

Vào TPP, phải bỏ kiểu kinh doanh láu tôm, láu cá

Vào TPP, phải bỏ kiểu kinh doanh láu tôm, láu cá

VOV.VN -Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt, tham gia TPP không phải chuyện lãng mạn, đây là một trận đánh hết sức nghiêm túc.