Vì sao chênh số liệu thống kê thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc?

VOV.VN -Có 6 nguyên nhân dẫn đến sai số thống kê giữa hai nước, trong đó có khác biệt phương pháp thống kê, nhập lậu, gian lận thương mại...

Chuyện chênh số liệu thống kê thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc được nhiều chuyên gia nhiều lần đề cập. Nhiều ý kiến cho rằng, số liệu thống kê nếu không chính xác sẽ khó hoạch định chiến lược cho thương mại quốc gia.

Thống kê không chính xác sẽ khó nhận diện đúng vấn đề…

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, năm 2014, thương mại Việt – Trung có sự tăng vọt. Trong đó, một điểm đáng quan ngại là số liệu thống kê thương mại giữa hai nước từ 2003-2014 của hai tổng cục thống kê Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt. Theo ông Thiên, với số liệu thống kê chênh lệch lớn, sẽ “không đếm hết thực tế thương mại nghĩa là ta không kiểm soát được tình hình, sẽ không nhận diện đúng vấn đề…”.


Vụ Thống kê Thương mại Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho hay, chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa (thống kê XNK) giữa Trung Quốc và các đối tác là vấn đề phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng. Số liệu thống kê XNK của Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự chênh lệch, trong đó ngay năm 2014 vừa qua ở mức khá cao.

Dẫn số liệu cụ thể, Vụ Thống kê Thương mại Dịch vụ cho biết: Về xuất khẩu, số liệu của Việt Nam năm 2014 thấp hơn 5 tỷ USD so với nhập khẩu của Trung Quốc. So sánh số liệu 2 nước theo danh mục HS cho thấy: chênh lệch thể hiện chủ yếu ở nhóm hàng hóa máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng với 5,5 tỷ USD, trong đó tập trung lớn nhất vào nhóm hàng điện tử, điện thoại là nhóm hàng Việt Nam gia công, lắp ráp là chủ yếu.

Nguyên nhân là do hàng Việt Nam sau khi sản xuất được chuyển đến một nước thứ 3 và Trung Quốc nhập khẩu các hàng hóa này từ nước thứ ba với xuất xứ Việt Nam. Với nhóm hàng khoáng sản, chênh lệch tổng số không nhiều nhưng riêng quặng, xỉ và tro chênh lệch khoảng gần 400 triệu USD.

Về nhập khẩu, nhiều nhóm hàng HS có chênh lệch trong đó lớn nhất là các nhóm hàng có liên quan đến cả tiêu dùng và sản xuất, gia công như dệt may, giày dép (bao gồm quần áo, giày dép thành phẩm, vải may mặc, bông, xơ sợi dệt, nguyên phụ liệu dệt may, da giày), máy móc, thiết bị, xe cộ...với chênh lệch khoảng 12,5 tỷ USD chiếm trên 60%. Một số nhóm hàng tiêu dùng chênh khá lớn gồm: rau quả các loại (1,6 tỷ USD), giường tủ bàn ghế, đồ gốm sứ, đồ dùng gia đình bằng kim loại...

Nhập lậu và gian lận thương mại góp phần làm chênh số liệu

Từ những so sánh, phân tích trên và thực tế thị trường Việt Nam, Vụ Thống kê Thương mại Dịch vụ lý giải chênh lệch số liệu nhập khẩu của Việt Nam và xuất khẩu của Trung Quốc là do: Một là, sự khác biệt phương pháp thống kê nước đối tác: vì xuất khẩu thống kê theo “nước cuối cùng hàng đến” nên trường hợp hàng Trung Quốc - bao gồm hàng xuất xứ Trung Quốc hoặc xuất xứ nước khác – đưa sang Việt Nam được Trung Quốc thống kê là xuất cho Việt Nam trong khi Việt Nam chỉ thống kê những hàng hóa có xuất xứ Trung quốc, các hàng hóa có xuất xứ nước khác được thống kê là nhập khẩu từ nước khác.

Hai là, do phạm vi thống kê: một số luồng hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng không thuộc phạm vi thống kê: hàng tạm nhập tái xuất, quá cảnh hoặc chuyển khẩu từ Trung Quốc, Hồng kong. Bảng 2 cho thấy năm 2014 nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn xuất khẩu của Hồng Kong. Do lợi thế về khoảng cách gần giữa Việt Nam - Hồng Kong, luồng hàng giữa Trung Quốc và Hồng Kong có thể được vận chuyển qua Việt Nam với thủ tục về tạm nhập tái xuất, quá cảnh hoặc chuyển khẩu. Việt Nam không thống kê nhưng Trung Quốc và Hồng Kong thống kê là xuất khẩu với nước hàng đến là Việt Nam;

Ba là, do xác định trị giá thống kê khác nhau: hai nước cùng áp dụng nguyên tắc xác định trị giá hải quan nhưng với một số trường hợp, Hải quan Trung Quốc và Việt Nam có thể xác định trị giá lô hàng cao thấp khác nhau;   

Bốn là, hoạt động nhập khẩu lậu vào Việt Nam: cũng như hầu hết các nước hàng nhập khẩu lậu không nằm trong phạm vi thống kê của VN. Với biên giới đường bộ dài, khó kiểm soát, hàng hóa được nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, cư dân biên giới như rau quả, quần áo và trang phục, giày dép, đồ dùng gia đình.... Nếu phía Trung Quốc kiểm soát tốt hoạt động này bên kia biên giới thì hàng hóa được tính trong xuất khẩu của Trung quốc nhưng không nằm trong thống kê nhập khẩu của Việt Nam. Có một vài nước thực hiện ước tính con số này trong số nhiều “hoạt động kinh tế ngầm”.

Năm là, do gian lận thương mại: nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt với các hàng hóa chịu thuế, đã thông đồng với doanh nghiệp đối tác khai giá thấp để hưởng mức thuế thấp. Ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể khai trị giá xuất khẩu cao để hưởng thuế khấu trừ cao.

Sáu là, sự lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu trong thống kê. Một số sản phẩm có thể được Việt Nam tính vào dịch vụ nhưng Trung Quốc coi là hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm có liên quan đến công nghệ thông tin như phần mềm, trò chơi điện tử vốn được lưu giữ trên băng, đĩa mềm. Trong nhiều trường hợp ranh giới phân biệt không rõ ràng nếu người khai hải quan không mô tả rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại Việt–Trung: Tăng theo chiều hướng đáng lo ngại!
Thương mại Việt–Trung: Tăng theo chiều hướng đáng lo ngại!

VOV.VN-PGS, TS Trần Đình Thiên: Thương mại Việt – Trung đã vọt tăng năm 2014 bất chấp dự báo rằng nó sẽ xấu đi, là điều “không đáng để hoan hô” trong dài hạn.

Thương mại Việt–Trung: Tăng theo chiều hướng đáng lo ngại!

Thương mại Việt–Trung: Tăng theo chiều hướng đáng lo ngại!

VOV.VN-PGS, TS Trần Đình Thiên: Thương mại Việt – Trung đã vọt tăng năm 2014 bất chấp dự báo rằng nó sẽ xấu đi, là điều “không đáng để hoan hô” trong dài hạn.

Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi
Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi

VOV.VN -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thúc đẩy tiêu thụ quả vải tươi.

Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi

Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi

VOV.VN -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thúc đẩy tiêu thụ quả vải tươi.

Đưa kim ngạch thương mại Việt – Trung lên 60 tỷ USD năm 2015
Đưa kim ngạch thương mại Việt – Trung lên 60 tỷ USD năm 2015

(VOV)-Đây là một mục tiêu được thống nhất nêu ra tại Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Đưa kim ngạch thương mại Việt – Trung lên 60 tỷ USD năm 2015

Đưa kim ngạch thương mại Việt – Trung lên 60 tỷ USD năm 2015

(VOV)-Đây là một mục tiêu được thống nhất nêu ra tại Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Thương mại Việt – Trung năm 2013 sẽ đạt 50 tỷ USD
Thương mại Việt – Trung năm 2013 sẽ đạt 50 tỷ USD

VOV.VN-Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Thương mại Việt – Trung năm 2013 sẽ đạt 50 tỷ USD

Thương mại Việt – Trung năm 2013 sẽ đạt 50 tỷ USD

VOV.VN-Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.