Vì sao doanh nghiệp ngại công bố phá sản?

VOV.VN -Theo phản ánh của các doanh nghiệp, muốn làm thủ tục phá sản không dễ, lý do cơ bản nhất là thủ tục quá rườm rà.

Nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và giải thể nhưng rất khó làm thủ tục phá sản nhanh gọn và thuận lợi, dù Luật Phá sản đã được ban hành từ năm 1993. Điều này cũng đồng nghĩa chưa có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh hoặc giải thoát.

Vướng từ Luật

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN), muốn làm thủ tục phá sản không dễ, lý do cơ bản nhất là thủ tục quá rườm rà. Như ở khu công nghiệp Đồng Nai chỉ có 4 DN xin làm thủ tục phá sản nhưng có tới 3 hồ sơ tòa từ chối không thụ lý vì lý do báo cáo tài chính lập không đúng thời điểm.

Tương tự, một lý do khác khiến việc công bố phá sản của DN gặp khó khăn là các chủ nợ của DN (chủ yếu là ngân hàng thương mại) gây sức ép để không phải ra tòa. Lập luận của ngân hàng là các khoản vay nợ của DN đều có tài sản đảm bảo. Nếu phát mãi, họ sẽ thu hồi được gần hết món nợ.

Còn theo Luật Phá sản, tài sản sẽ được chia theo quy định, đến lượt chủ nợ có khi không còn bao nhiêu. Chưa hết, nếu DN nộp đơn phá sản, có nghĩa món vay phải đưa vào lập dự phòng, mà thời gian tòa tuyên phá sản khá dài thì khoản nợ ấy bị treo lâu, dễ bị liệt vào nợ xấu, ảnh hưởng đến lợi nhuận cả năm của ngân hàng.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đây là thực tế chưa có hướng ra. “Không chỉ doanh nghiệp ngại phá sản mà chính các chủ nợ và đối tác của họ cũng ngại vì sẽ khó thu hồi được nợ, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh…” - ông Ánh nói.

Theo thống kê của TAND Tối cao, từ năm 2008 đến năm 2011, ngành tòa án đã nhận 636 đơn yêu cầu được phá sản. Trong đó trả lại đơn 13 vụ, ra quyết định mở thủ tục phá sản 518 vụ, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 9 vụ, ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản 18 vụ.

Đặc biệt, tòa án chỉ ra được quyết định tuyên bố phá sản 45 vụ. Có tới 12 trong số 52 TAND cấp tỉnh từ năm 2004 đến nay không thụ lý bất cứ yêu cầu phá sản của DN nào.

Việc chậm trễ trong ra quyết định tuyên bố phá sản đang thể hiện những bất cập trong Luật Phá sản. Luật sư Nguyễn Ngọc Thụy, Công ty Luật Ngọc Thụy, phân tích: DN gặp nhiều bất lợi khi mở thủ tục phá sản. Đó là chủ DN bị tuyên phá sản không được quyền thành lập và giữ các chức vụ quản lý DN mới.

Đây là hình phạt nặng và làm giảm tinh thần khởi nghiệp. Luật Phá sản cũng quy định khá rõ: Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thẩm phán phải gửi hồ sơ cho cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân xem xét, khởi tố về hình sự.

Và từ chính DN

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, theo đánh giá của các chuyên gia, vẫn còn tâm lý ngại ngần từ chính các DN, sợ phá sản là mang tiếng “chết”, sợ thủ tục, sợ không trả nổi nợ đọng thuế, nợ đọng BHXH…

Ông Phạm Văn Thành, Phó giám đốc BHXH Đồng Nai, cho biết: Theo quy định của Luật Phá sản thì DN phải giải quyết quyền lợi cho người lao động nên đó cũng là một nguyên nhân khiến DN ngại phá sản, nhưng là nguyên nhân nhỏ. Còn các nguyên nhân khác quan trọng hơn như nợ ngân hàng, không đủ vốn trả…

Tương tự, theo phân tích của bà Nguyễn Thị Cúc, chuyên gia ngành thuế, cách hiểu về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của các DN dự định phá sản cũng chưa thực sự đầy đủ khiến DN ngần ngại càng thêm ngại ngần. “Không nhất thiết là DN phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế trước khi phá sản, vì phá sản đã có nghĩa là DN không đủ khả năng chi trả rồi, nhưng DN cần hoàn chỉnh các báo cáo tài chính, quyết toán thuế…”, bà Cúc cho biết.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chính những cách hiểu chưa đúng đã khiến việc thực thi Luật Phá sản khó khăn từ nhiều phía. Luật sư Lê Thị Lan Phương, Giám đốc Công ty Luật Ưu Việt, phân tích: “Luật Phá sản hiện nay không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà còn có mục tiêu bảo vệ quyền lợi của DN lâm vào tình trạng phá sản và tạo cơ hội cho DN ấy tự tái tổ chức, phục hồi kinh doanh. Tuy nhiên, do tâm lý DN cũng như do vướng mắc trong việc triển khai Luật nên trong khi việc thành lập DN rất dễ dàng thì việc phá sản DN lại rất khó khăn. Văn phòng của tôi tiếp nhận rất nhiều hồ sơ tư vấn thành lập DN nhưng lại gần như không có hồ sơ nào của DN nhờ tư vấn các thủ tục phá sản”.

Trước những vướng mắc trong việc thi hành Luật Phá sản, rất nhiều ý kiến chuyên gia, luật sư đang đề xuất sửa đổi tới 57 điều trong tổng số 95 điều của Luật này. Tuy nhiên, khi chưa sửa đổi Luật, có thể làm gì để những “cái chết” hợp pháp của DN không trở nên quá nặng nề là điều đáng quan tâm./.

Theo quy định tại Điều 94 Luật Phá sản 2004 thì chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh, giám đốc/tổng giám đốc, chủ tịch và các thành viên HĐQT, HĐTV của DN, chủ nhiệm, các thành viên ban quản trị HTX bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN, HTX, không được làm người quản lý DN, HTX trong thời hạn từ 1 - 3 năm, kể từ ngày DN, HTX bị tuyên bố phá sản.

Quy định này làm hạn chế quyền tự do kinh doanh và là biện pháp chế tài đối với các nhà quản lý DN phá sản, khiến cho DN còn e ngại và thiếu mặn mà với thủ tục này, đặc biệt trong trường hợp quy định chủ DN, giám đốc là người phải nộp đơn yêu cầu phá sản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao
Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng mạnh do lãi suất quá cao

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Thông báo phá sản 2 công ty con Vinalines
Thông báo phá sản 2 công ty con Vinalines

Vinashinlines là một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Thông báo phá sản 2 công ty con Vinalines

Thông báo phá sản 2 công ty con Vinalines

Vinashinlines là một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Doanh nghiệp thép đối mặt phá sản
Doanh nghiệp thép đối mặt phá sản

Các doanh nghiệp ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản…

Doanh nghiệp thép đối mặt phá sản

Doanh nghiệp thép đối mặt phá sản

Các doanh nghiệp ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản…

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng
Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Doanh nghiệp phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua
Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Doanh nghiệp phá sản tăng bất thường trong 20 năm qua

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản
Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng
Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích...hoành tráng

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.