Vì sao phải “giải cứu” nông sản hai lần trong quý I?

VOV.VN - Theo lý giải của quan chức Bộ NN&PTNT, tình trạng các loại nông sản bị dư thừa do cung vượt cầu và khó xuất sang thị trường Trung Quốc.

Trong 3 tháng đầu năm nay, cộng đồng đã phải giải cứu nông sản hai lần, trong đó có chuối ở Đồng Nai và dưa hấu ở Quảng Ngãi.

Thanh niên Đồng Nai chung tay giải cứu chuối (Ảnh: KT)

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Hà Công Tuấn cho rằng, để tránh tình trạng được mùa mất giá, cần phải khai thông thị trường.

Thứ trưởng cho rằng, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,03% vẫn là mức tăng trưởng thấp nếu so với mục tiêu mà Chính phủ giao (tăng 2,8%). Vì thế, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT phải đưa ra chương trình, kế hoạch cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, các loại nông sản hay bị dư thừa liên quan đến thị trường Trung Quốc. Nông sản Việt Nam có đặc thù là thu hoạch trong thời gian ngắn và khó bảo quản. Nhiều thời điểm vụ thu hoạch trùng với vụ thu hoạch ở Trung Quốc.

Ông Tuấn khuyến cáo nên kết nối thông tin thị trường với nông dân, dự báo cho nông dân thị trường cần loại nông sản gì, kích cỡ mẫu mã ra sao để tăng hiệu quả của nông nghiệp và tránh để cộng đồng phải chung tay "giải cứu" như vừa qua.

Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì dưa hấu rẻ như bèo, nứt toác trên đồng (Ảnh: Zing)

Đại diện Cục Thú y đề xuất tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất chế biến thịt gà xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến sang thị trường các nước.

Hiện đoàn của Bộ NN&PTNT đã làm việc với phía Trung Quốc, chuyển một số mặt hàng hiện đang xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, đặc biệt hiện ưu tiên chuyển sớm hai mặt hàng là lợn hơi và sữa, nhằm ổn định sản lượng xuất khẩu.

Tại cuộc họp báo, nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống phân phối nông sản đang có vấn đề. Chẳng hạn, khi lợn hơi giảm giá xuống còn khoảng 35.000 đồng/kg, xuất khẩu khó khăn mà người tiêu dùng trong nước vẫn phải mua thịt lợn giá cao.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những nhóm hàng nông sản xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam
Những nhóm hàng nông sản xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam

VOV.VN - Nhóm hàng nông sản xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam năm 2016 bao gồm rau quả, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, gạo, cao su...

Những nhóm hàng nông sản xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam

Những nhóm hàng nông sản xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam

VOV.VN - Nhóm hàng nông sản xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam năm 2016 bao gồm rau quả, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, gạo, cao su...

Cần hoàn chỉnh chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản
Cần hoàn chỉnh chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, cần phải xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản hoàn chỉnh, đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Cần hoàn chỉnh chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản

Cần hoàn chỉnh chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, cần phải xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản hoàn chỉnh, đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Cả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toàn
Cả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toàn

VOV.VN - Hiện cả nước có gần 50 địa phương triển khai các mô hình liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toàn

Cả nước có hơn 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toàn

VOV.VN - Hiện cả nước có gần 50 địa phương triển khai các mô hình liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Tháo gỡ khó khăn về công nghệ cho doanh nghiệp chế biến nông sản
Tháo gỡ khó khăn về công nghệ cho doanh nghiệp chế biến nông sản

VOV.VN - Khó khăn hiện đối với doanh nghiệp chế biến nông sản là vốn đầu tư khoa học công nghệ, tích tụ ruộng đất, bảo hộ công nghệ…

Tháo gỡ khó khăn về công nghệ cho doanh nghiệp chế biến nông sản

Tháo gỡ khó khăn về công nghệ cho doanh nghiệp chế biến nông sản

VOV.VN - Khó khăn hiện đối với doanh nghiệp chế biến nông sản là vốn đầu tư khoa học công nghệ, tích tụ ruộng đất, bảo hộ công nghệ…