Vỡ ống nước Sông Đà: Cần thanh tra vào cuộc?

VOV.VN -Nếu thấy có các dấu hiệu vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, cần thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời.

Những ngày qua, báo chí đã tốn không ít giấy mực để phản ánh về việc đường ống nước Sông Đà liên tục xảy ra sự cố vỡ ống, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Phóng viên Báo điện tử VOV đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Đức Duy – Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Xây dựng để làm rõ thêm về trách nhiệm của Vinaconex và các cơ quan liên quan đối với sự việc này.

Xử lý Vinaconex: Trách nhiệm của Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội

PV: Thưa ông, thời gian qua đường ống nước Sông Đà liên tục xảy ra sự cố vỡ ống, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội, với trách nhiệm là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã làm những gì để giải quyết sự cố này.


Đường ống sông Đà vỡ lần thứ 9 và có khả năng vỡ tiếp (Ảnh: ANTĐ)

Ông Đỗ Đức Duy: Tuyến ống truyền tải nước Sông Đà là một trong những hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2009 bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng.

Sau khoảng 3 năm đầu vận hành ổn định, từ tháng 2/2012 đến nay, đường ống đã nhiều lần bị vỡ, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến nay tần suất vỡ ống xảy ra thường xuyên. Theo pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, đây được xác định là sự cố chất lượng công trình xây dựng, xảy ra trong quá trình khai thác, vận hành và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chủ trì giám định sự cố. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ nghiên cứu, triển khai các giải pháp quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định cho các đô thị nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

PV: Nhưng đến nay, vẫn chưa thấy Bộ Xây dựng xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan của Tổng công ty Vinaconex, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về sự cố này theo kết luận của Bộ Xây dựng.

Ông Đỗ Đức Duy: Hiện nay, Vinaconex là Tổng công ty cổ phần, đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vinaconex là Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trực thuộc Bộ Tài chính, tổ chức Đảng của Tổng công ty Vinaconex là Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy Hà Nội.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng không phải là cơ quan chủ quản của Vinaconex, không được giao làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vinaconex, không trực tiếp quản lý cán bộ lãnh đạo của Vinaconex, tổ chức Đảng của Tổng công ty Vinaconnex không thuộc hệ thống các tổ chức Đảng của Bộ Xây dựng.

Vì vậy, việc xem xét, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo tại Tổng công ty Vinaconex không thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng, mà thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của đại hội cổ đông, Tổng công ty SCIC - Bộ Tài chính và Thành ủy Hà Nội theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ của Tổng công ty.

Trong việc giải quyết sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà, Bộ Xây dựng đã thực hiện đúng vai trò, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, trong đó Vinaconex là một chủ thể tham gia hoạt động xây dựng với tư cách là Chủ đầu tư dự án, được xác định phải chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức quản lý chất lượng công trình trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện dự án, điều này đã thể hiện rõ trong kết luận giám định sự cố mà Bộ Xây dựng đã công bố.

Tháng 9/2014 sẽ khởi công tuyến ống nước Sông Đà 2

PV: Ông đánh giá thế nào về sự vào cuộc của chính quyền Thành phố Hà Nội trong việc giải quyết sự cố vỡ đường ống nước sông Đà để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân thành phố?

Ông Đỗ Đức Duy: Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, việc mất nước ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Khi xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sông Đà, với trách nhiệm theo phân cấp là đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội cũng như Sở Xây dựng đã nhanh chóng vào cuộc, đưa ra các biện pháp hỗ trợ, điều phối cấp nước cho các khu vực dân cư mất nước do tuyến ống bị sự cố cũng như các giải pháp phối hợp giữa các công ty cung cấp nước sạch để ứng cứu kịp thời.

Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội cũng đã quyết liệt chỉ đạo, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải số 2 của Nhà máy nước Sông Đà, dự kiến sẽ khởi công ngay trong tháng 9/2014.

Cần thanh tra để phát hiện và xử lý sai phạm

PV: Sau sự cố đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ và Bộ Xây dựng đã kết luận về nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các bên liên quan đối với sự cố này, có ý kiến cho rằng Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc thanh tra toàn diện đối với dự án này, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Đức Duy: Dự án Nhà máy nước Sông Đà là dự án có quy mô đầu tư rất lớn, góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu của trên 70 ngàn hộ dân Thủ đô Hà Nội.

Việc liên tiếp xảy ra sự cố vỡ đường ống, không chỉ gây thiệt hại về chi phí khắc phục, sửa chữa, làm ảnh hưởng hưởng đến uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư Vinaconex, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân khu vực phía Tây Nam thành phố.

Mặc dù vậy, Vinaconex là doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, phải chịu trách nhiệm trong việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, cũng như trách nhiệm chính trị, xã hội trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể ở đây là đầu tư sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân.

Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng, ngoài các yếu tố hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, tổ chức quản lý của chủ đầu tư và các nhà thầu đối với một loại công nghệ lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, nếu xét thấy có các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quản lý và tổ chức thực hiện dự án, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Xây dựng lên tiếng về trách nhiệm vụ vỡ ống nước Sông Đà
Bộ Xây dựng lên tiếng về trách nhiệm vụ vỡ ống nước Sông Đà

VOV.VN -Đường ống dẫn nước sạch Sông Đà đã vỡ đến lần thứ 9, dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Xây dựng đối với sự cố này. 

Bộ Xây dựng lên tiếng về trách nhiệm vụ vỡ ống nước Sông Đà

Bộ Xây dựng lên tiếng về trách nhiệm vụ vỡ ống nước Sông Đà

VOV.VN -Đường ống dẫn nước sạch Sông Đà đã vỡ đến lần thứ 9, dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Xây dựng đối với sự cố này. 

TP HCM: Vỡ ống nước ngầm, đường phố thành sông
TP HCM: Vỡ ống nước ngầm, đường phố thành sông

Tối 19/9, đoạn gần cầu Kiệu, quận Phú Nhuận, TP HCM xảy ra sự cố vỡ ống nước. Nước chảy tràn mặt đường vào cả nhà dân.

TP HCM: Vỡ ống nước ngầm, đường phố thành sông

TP HCM: Vỡ ống nước ngầm, đường phố thành sông

Tối 19/9, đoạn gần cầu Kiệu, quận Phú Nhuận, TP HCM xảy ra sự cố vỡ ống nước. Nước chảy tràn mặt đường vào cả nhà dân.

Khắc phục sự cố vỡ ống nước sạch Hòa Bình- Hà Nội
Khắc phục sự cố vỡ ống nước sạch Hòa Bình- Hà Nội

Sự cỗ vỡ đường ống dẫn nước sạch từ Hòa Bình về Hà Nội, tới trưa 7/2, đã được khắc phục xong và nước bắt đầu được cấp trở lại.

Khắc phục sự cố vỡ ống nước sạch Hòa Bình- Hà Nội

Khắc phục sự cố vỡ ống nước sạch Hòa Bình- Hà Nội

Sự cỗ vỡ đường ống dẫn nước sạch từ Hòa Bình về Hà Nội, tới trưa 7/2, đã được khắc phục xong và nước bắt đầu được cấp trở lại.

Hà Nội: Vỡ ống nước, đường sụt lún nghiêm trọng
Hà Nội: Vỡ ống nước, đường sụt lún nghiêm trọng

Ống nước vỡ khiến mặt đường sụt xuống, nước phun lên xối xả, chảy lênh láng, khiến tuyến đường Láng Hạ ùn tắc.

Hà Nội: Vỡ ống nước, đường sụt lún nghiêm trọng

Hà Nội: Vỡ ống nước, đường sụt lún nghiêm trọng

Ống nước vỡ khiến mặt đường sụt xuống, nước phun lên xối xả, chảy lênh láng, khiến tuyến đường Láng Hạ ùn tắc.

Sáng 18/12 sẽ khắc phục xong sự cố vỡ ống nước sạch sông Đà
Sáng 18/12 sẽ khắc phục xong sự cố vỡ ống nước sạch sông Đà

VOV.VN -Nguyên nhân khiến đường ống bị vỡ được nhận định cũng giống như những lần trước "do nền đất tại vị trí ống bị vỡ yếu".

Sáng 18/12 sẽ khắc phục xong sự cố vỡ ống nước sạch sông Đà

Sáng 18/12 sẽ khắc phục xong sự cố vỡ ống nước sạch sông Đà

VOV.VN -Nguyên nhân khiến đường ống bị vỡ được nhận định cũng giống như những lần trước "do nền đất tại vị trí ống bị vỡ yếu".

Vỡ ống nước Sông Đà: Do chất lượng ống và kinh nghiệm thi công
Vỡ ống nước Sông Đà: Do chất lượng ống và kinh nghiệm thi công

VOV.VN -Nguyên nhân vỡ ống vì chất lượng ống không đều, ảnh hưởng của thi công đại lộ Thăng Long và hạn chế về kinh nghiệm thi công lắp đặt ống.

Vỡ ống nước Sông Đà: Do chất lượng ống và kinh nghiệm thi công

Vỡ ống nước Sông Đà: Do chất lượng ống và kinh nghiệm thi công

VOV.VN -Nguyên nhân vỡ ống vì chất lượng ống không đều, ảnh hưởng của thi công đại lộ Thăng Long và hạn chế về kinh nghiệm thi công lắp đặt ống.