Vốn cho sản xuất linh phụ kiện điện tử chỉ 21,5% toàn ngành

(VOV)-Lượng vốn này không đủ mạnh để sản xuất linh phụ kiện cung ứng cho sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng, chuyên dụng.

Theo Bộ Công thương, ngành công nghiệp điện - điện tử của Việt Nam khá phát triển trong những năm vừa qua, nhưng công nghiệp sản xuất linh phụ kiện điện tử vẫn chưa có bước phát triển tương xứng, mới chỉ chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư của ngành, không đủ mạnh để cung ứng linh kiện cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng chiếm 67% và điện tử chuyên dụng 11,5% tổng vốn đầu tư.

Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá nhanh  trong thời gian qua, đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh nghiệp, với số vốn lên tới trên 32.000 tỷ đồng và sử dụng khoảng 70.000 lao động.   

Các sản phẩm điện –điện tử cung cấp cho lắp ráp ô tô, xe máy còn kém phát triển (Ảnh: Dantri)

Sản phẩm các loại linh kiện phụ tùng điện tử của Việt Nam khá đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại từ linh kiện cơ bản tới các cụm linh kiện phức tạp, có giá trị cao với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu.

Các sản phẩm chính của doanh nghiệp Việt Nam là mạch in, đèn hình tivi, đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại  ăng-ten, các chủng loại bao gói (thùng, xốp chèn)... Phần lớn những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong nước, xuất khẩu rất hạn chế. 

Bộ Công thương còn cho biết, hiện đã có một số dự án lớn đầu tư tại Việt Nam để sản xuất và lắp ráp  sản phẩm điện tử do các tập đoàn đa quốc gia thực  hiện. Trong đó có những tập đoàn lớn trên thế giới như Intel (Mỹ), Nidec (Nhật  Bản), Foxconn (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan). Các tập đoàn này chủ yếu sản xuất các chi tiết mang bí quyết công nghệ, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tính đổi mới cao. Các doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ và vừa chuyên sản xuất linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp lớn cũng rất tích cực đầu tư sản xuất ở Việt Nam, trong đó, hệ thống các nhà cung ứng là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đầu tư theo các doanh nghiệp lắp ráp được đánh giá là phát triển khá mạnh.

Các doanh nghiệp FDI, bao gồm cả các tập đoàn lớn, sản xuất linh kiện chuyên dụng và các nhà sản xuất phụ trợ nhỏ và vừa khi sản xuất tại Việt Nam thường cũng chỉ thực hiện tích hợp các thành phần tạo thành sản phẩm cụm linh kiện trên cơ sở nhập khẩu các sản phẩm điện tử cơ bản như bảng mạch, các linh kiện bán dẫn… do năng lực sản xuất các loại sản phẩm này trong nước không đáp ứng được yêu cầu, các nhà sản xuất phụ trợ lớp 2, 3 cho công nghiệp điện tử hầu như không có.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử… Muốn phát triển sản xuất các loại linh kiện này cần có vốn đầu tư lớn và phải có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định nhưng cả hai yêu cầu trên đang là những thách thức mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Các loại sản phẩm điện –điện tử cung cấp cho các ngành sản xuất lắp ráp khác cũng còn kém phát triển, như ngành ô tô, xe máy.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật
Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

(VOV) - Doanh nghiệp hai nước nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

(VOV) - Doanh nghiệp hai nước nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ
DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

(VOV) -Đây là một trong nhiều giải pháp được Bộ Công thương nêu ra nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

(VOV) -Đây là một trong nhiều giải pháp được Bộ Công thương nêu ra nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”
Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nếu không vươn lên mạnh, có nguy cơ phải nhường sân chơi cho các doanh nghiệp trong khu vực.  

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nếu không vươn lên mạnh, có nguy cơ phải nhường sân chơi cho các doanh nghiệp trong khu vực.  

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

(VOV) - Đề án hướng tới khoảng 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

(VOV) - Đề án hướng tới khoảng 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu. Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy có một lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”....

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu. Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy có một lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”....

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(VOV) - Đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(VOV) - Đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…