Xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án kém hiệu quả ngành Công thương

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị xử lý 12 dự án thua lỗ yếu kém ngành Công thương.

“Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương, từng Tập đoàn phải thành lập Tổ công tác, ban chỉ đạo, trực tiếp do Tổng Giám đốc đứng đầu và chịu trách nhiệm toàn diện về tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc”.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương diễn ra chiều nay (5/7) tại Trụ sở Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị xử lý 12 dự án thua lỗ yếu kém ngành Công thương.

Theo báo cáo tại cuộc họp, 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương bao gồm: 4 Dự án đầu tư sản xuất phân bón, 3 Dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học, 2 Dự án đầu tư sản xuất thép, Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất và Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam.

12 dự án thua lỗ có tổng mức đầu tư là 63.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay, trong số 12 dự án, đáng chú ý là có 6 dự án đang vận hành sản xuất kinh doanh nhưng bị thua lỗ là 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón, Nhà máy đóng tàu Dung Quất và Nhà máy thép Việt Trung. 3 dự án đang bị dừng thi công là Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhà máy Bột giấy Phương Nam và Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, có 2 vấn đề chung của 12 dự án là khi lập dự án phê duyệt rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện lại rất trì trệ, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vướng mắc với nhà thầu EPC, phải điều chỉnh mức đầu tư. Thứ 2 là khi lập phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh các thông số đầu vào, đầu ra rất khả quan nhưng đến khi thực tế vận hành ngược lại, chi phí đầu vào cao, đầu ra thì rất thấp.

Ban chỉ đạo trực tiếp đi khảo sát tại 9/12 dự án. Thời gian qua, nhiều dự án đã có chuyển biến tích cực, nhất là 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón hiện nay đang hoạt động bình thường, công suất các nhà máy đạt từ 70-80%. Nhóm dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học và Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ (PVTex) hầu như chưa có chuyển biến.

Thông tin về tình hình xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: PVTex không có khả năng thu xếp nguồn vốn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các biện pháp cưỡng chế thi hành án, phong tỏa tài sản, tạm giữ tài sản… Như vậy, trong trường hợp PVTex không thực hiện phán quyết của Tòa án thì phương án khởi động lại nhà máy hay bán/chuyển nhượng là khó khả thi.

Ông Lê Mạnh Hùng nói: “Để xử lý việc này Tập đoàn cũng có luật sư cùng với chủ đầu tư PVTEX để xử lý các vấn đề liên quan đến việc thi hành phán quyết của Tòa. Đồng thời, Tập đoàn cũng hỗ trợ PVTEX trong việc xử lý để quyết toán các công việc đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ. Còn đối với các phương án xử lý đối với nhà máy trong đó có phương án khởi động lại, hợp tác với nước ngoài, định giá để đấu giá công khai và phương án phá sản".

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ biểu dương Bộ Công thương, Tập đoàn hóa chất, Tổng công ty thép đã có nhiều cố gắng trong việc xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đồng thời, phê bình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chưa có chỉ đạo quyết liệt để xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc của Bộ Chính trị là tự chịu trách nhiệm, tự xử lý của bản thân doanh nghiệp. Nhà nước, Ban chỉ đạo chỉ là tạo điều kiện để thực hiện. Phó Thủ tướng đề nghị, từng Tập đoàn phải thành lập Tổ công tác, ban chỉ đạo, trực tiếp do Tổng Giám đốc đứng đầu và chịu trách nhiệm toàn diện về tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc, đánh giá kết quả công tác hàng năm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu, sớm giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc, chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Với mục tiêu này có 3 mốc thời gian: Năm 2017 hoàn thành phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức xong việc triển khai các phương án này. Năm 2018 xử lý căn bản các tồn tại yếu kém. Và đến năm 2020 hoàn thành xử lý các yếu kém, tồn tại.

Để thực hiện mục tiêu này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị: “Căn cứ vào Đề án của Bộ Chính trị đã cho ý kiến, phải thể chế hóa được thành quyết định của Thủ tướng phê duyệt chính thức Đề án này. Chậm nhất đến 15/7 phải trình để Văn phòng thẩm định trình Thủ tướng phê duyệt. Trong tổ chức thực hiện phải nói rõ Bộ Công thương phải có phân công cụ thể từng đồng chí Thứ trưởng phụ trách 12 dự án. Bộ trưởng phụ trách chung nhưng từng dự án là ai chịu trách nhiệm. Từng tập đoàn, Tổng công ty củng cố lại, nhất là Tập đoàn Dầu khí, phân công cụ thể. Một vài tháng nữa không có chuyển biến thì sẽ có biện pháp mạnh để xử lý”.

Về phía các cơ quan kiểm toán, thanh tra, cơ quan điều tra của Bộ Công an, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tích cực tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời báo cáo cơ quan chức năng xử lý nghiêm những sai phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương kiểm tra công ty đa cấp “biến tướng” Thiên Ngọc Minh Uy
Bộ Công Thương kiểm tra công ty đa cấp “biến tướng” Thiên Ngọc Minh Uy

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa mới ban hành Quyết định số 1667/2017, về việc thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm.

Bộ Công Thương kiểm tra công ty đa cấp “biến tướng” Thiên Ngọc Minh Uy

Bộ Công Thương kiểm tra công ty đa cấp “biến tướng” Thiên Ngọc Minh Uy

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa mới ban hành Quyết định số 1667/2017, về việc thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm.

Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát hoạt động của Công ty Nhã Khắc Lâm
Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát hoạt động của Công ty Nhã Khắc Lâm

VOV.VN - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi, xử lý nghiêm nếu Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm cố tình triển khai các hoạt động bán hàng đa cấp.

Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát hoạt động của Công ty Nhã Khắc Lâm

Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát hoạt động của Công ty Nhã Khắc Lâm

VOV.VN - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi, xử lý nghiêm nếu Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm cố tình triển khai các hoạt động bán hàng đa cấp.

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

VOV.VN - Luật Cạnh tranh chưa thuộc Bộ hoặc Chính phủ quản lý đã và đang gây ra sự xung đột lợi ích, thể hiện tính độc lập rất kém.

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

VOV.VN - Luật Cạnh tranh chưa thuộc Bộ hoặc Chính phủ quản lý đã và đang gây ra sự xung đột lợi ích, thể hiện tính độc lập rất kém.

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương
Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Toàn ngành Công Thương tiếp tục phải cải cách
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Toàn ngành Công Thương tiếp tục phải cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, những kết quả đạt được ở nhiều lĩnh vực đã cho thấy những chuyển biến khá rõ nét và tích cực của ngành Công Thương.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Toàn ngành Công Thương tiếp tục phải cải cách

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Toàn ngành Công Thương tiếp tục phải cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, những kết quả đạt được ở nhiều lĩnh vực đã cho thấy những chuyển biến khá rõ nét và tích cực của ngành Công Thương.