Xuất khẩu của Đức sang Việt Nam tăng vọt

VOV.VN - Xuất khẩu của bang Thueringen (Đức) sang Việt Nam tăng vọt gấp 5 lần trong 10 năm qua.

Đối với du khách thì từ lâu Việt Nam đã là một mục tiêu du lịch rất hấp dẫn. Theo nhận định của Phòng Công Thương (IHK) Erfurt thì Thỏa thuận nguyên tắc về một Hiệp định thương mại tự do mới đạt được giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam là một tin tốt đẹp, đặc biệt đối với nền kinh tế của bang Thüringen.

Hiện nay, Việt Nam đã là đối tác thương mại quan trọng thứ nhì của bang này trong khu vực ASEAN và có tới khoảng 90 triệu người tiêu dùng.

Giám đốc IHK Gerald Grusser nhận xét: “Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ tiếp tục mở thêm các cánh cửa cho các doanh nghiệp Thueringen vào một thị trường đang tăng trưởng mạnh ở Đông Nam Á”.

Ông Gerald Grusser, Giám đốc Phòng Công Thương Erfurt. (Ảnh: Internet).

Mục tiêu của thỏa thuận này trước hết là bãi bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thâm nhập dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp dịch vụ. Ông Grusser cho biết: “Việt Nam cam kết về lâu dài xóa bỏ gần như tất cả thuế quan nhập khẩu từ EU trong vòng 10 năm. Ngược lại, trong vòng bảy năm, toàn bộ hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á này được nhập khẩu miễn thuế vào EU”.

Ngoài ra, hai đối tác cũng cải thiện những điều kiện khung quan trọng cho thương mại, ví dụ như bảo vệ trước việc làm giả sản phẩm.

Trong vòng 10 năm qua, xuất khẩu của bang Thueringen sang Việt Nam đã tăng gần gấp năm lần và đạt kim ngạch gần 25 triệu Euro vào năm 2014, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam vào bang này cùng kỳ thậm chí lên tới 48 triệu Euro. Thueringen cung cấp trước hết máy móc, dụng cụ y tế, dược phẩm, hàng chất dẻo cũng như các sản phẩm hóa từ thủy tinh cho Việt Nam.

Như vậy, sau Malaysia, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á của bang này. Giám đốc IHK cho rằng với dân số khoảng 90 triệu người, thị trường đang tăng trưởng thú vị này là đầu cầu hấp dẫn để đi vào toàn bộ cộng đồng các quốc gia ASEAN. Hiện nay khoảng 90 doanh nghiệp Thüringen duy trì quan hệ làm ăn thường xuyên với Việt Nam.

Thueringen nhập khẩu trước hết máy móc và thiết bị kỹ thuật thông tin từ Việt Nam. Theo cơ quan thống kê của bang, kim ngạch nhập khẩu năm ngoái là 25 triệu Euro.

Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức. (Ảnh minh họa: TTXVN).

Ngoài ra, Thueringen còn nhập khẩu hàng dệt may trị giá 6,5 triệu Euro và giày dép trị giá 3,5 triệu Euro. Các mặt hàng chất dẻo, máy móc văn phòng và xử lý dữ liệu, đồ gỗ cũng nằm trong danh mục hàng nhập khẩu.

Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà EU ký kết với một nước đang phát triển, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi. Ví dụ như, các doanh nghiệp Thueringen có thể tham gia đấu thầu các dự án công cộng.

Thị trường Việt Nam với 90 triệu người tiêu dùng mở cửa trong những lĩnh vực then chốt như tài chính, viễn thông, vận tải, dịch vụ bưu điện, bảo vệ môi trường và sản xuất thực phẩm cũng như ngành công nghiệp nước uống. Ông Grusser cho biết, trong trường hợp lý tưởng thì Hiệp định này sẽ được hoàn tất để có thể ký kết vào cuối năm nay và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt – Đức
Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt – Đức

VOV.VN - Hiện có 239 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đức vào Việt Nam với tổng số vốn 1 tỷ 340 triệu USD  

Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt – Đức

Diễn đàn đối thoại kinh tế Việt – Đức

VOV.VN - Hiện có 239 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đức vào Việt Nam với tổng số vốn 1 tỷ 340 triệu USD  

Đức cam kết thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam
Đức cam kết thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam

VOV.VN- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Quốc hội Đức ủng hộ Việt Nam hoàn thành và ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU.

Đức cam kết thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam

Đức cam kết thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam

VOV.VN- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Quốc hội Đức ủng hộ Việt Nam hoàn thành và ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU.