Trung Quốc có thêm một loại vaccine ngừa Covid-19 thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3

VOV.VN - Hôm qua (18/11), vaccine ngừa Covid-19 công ty Sinh dược học Anhui Zhifei Longcom Biopharmaceutical Co.,Ltd phát triển đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở trong nước.

Theo đó, hôm qua (18/11), vaccine tái tổ hợp (recombinant subunit vaccine) ngừa Covid-19 do công ty sinh dược học Zhifei Longcom An Huy phối hợp với Viện vi sinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nghiên cứu và phát triển đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên người tại huyện Long Đàm, thành phố Long Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Dự kiến, đến cuối tháng 11, vaccine cũng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 5.000 tình nguyện viên tại Uzbekistan, sau đó sẽ thử nghiệm lâm sàng tại  Indonesia, Pakistan và Ecuador. Đây là vaccine ngừa Covid-19 thứ 5 của Trung Quốc chính thức bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3  trên người, 4 loại vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trước đó của Trung Quốc bao gồm 2 loại vaccine bất hoạt của Sinopharm, 01 loại vaccine bất hoạt của Sinovac và vaccine adenovisrus Ad5-nCOv do Viện sỹ Trần Vi và công ty Cansino kết hợp nghiên cứu.  

Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc, vaccine ngừa Covid-19 của công ty sinh dược học Zhifei Longcom An Huy đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người khỏe mạnh từ 18-59 tuổi hôm 23/6 tại Bắc Kinh, Trùng Khánh và Hồ Nam. Giai đoạn 2 thực hiện ngày 10/7 và hôm 22/10 vừa qua đã thông báo về kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, theo đó vaccine này đảm bảo về độ an toàn và tính miễn dịch để có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên diện rộng.

Theo đánh giá của ông Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ Y dược và Y tế thuộc Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, mặc dù vaccine tái tổ hợp (recombinant subunit vaccine) có thời gian nghiên cứu và phát triển lâu tuy nhiên đây sẽ là loại vaccine được sử dụng lâu dài do hiệu quả và giá thành sản xuất rẻ. Dự kiến, sau khi được cấp phép, công ty sinh dược học Zhifei Longcom An Huy có thể sản xuất 300 triệu vaccine mỗi năm, đáp ứng cho nhu cầu của 150 triệu người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO: Vaccine chưa thể kịp ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai
WHO: Vaccine chưa thể kịp ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai

VOV.VN - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định các tin tức tốt lành về vaccine gần đây là đáng khích lệ nhưng không phải là phép màu và thế giới chưa thể kịp ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 thứ hai hiện nay.

WHO: Vaccine chưa thể kịp ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai

WHO: Vaccine chưa thể kịp ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai

VOV.VN - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định các tin tức tốt lành về vaccine gần đây là đáng khích lệ nhưng không phải là phép màu và thế giới chưa thể kịp ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 thứ hai hiện nay.

Malaysia ký thoả thuận với Trung Quốc để phát triển vaccine ngừa Covid-19
Malaysia ký thoả thuận với Trung Quốc để phát triển vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Ngày 18/11, Malaysia cho biết, họ đã ký một thoả thuận với Trung Quốc để cùng hợp tác phát triển một loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả, đây được xem như một phần nỗ lực chống lại đại dịch.

Malaysia ký thoả thuận với Trung Quốc để phát triển vaccine ngừa Covid-19

Malaysia ký thoả thuận với Trung Quốc để phát triển vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Ngày 18/11, Malaysia cho biết, họ đã ký một thoả thuận với Trung Quốc để cùng hợp tác phát triển một loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả, đây được xem như một phần nỗ lực chống lại đại dịch.

Tổng thống Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19
Tổng thống Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay (18/11) cho biết ông sẵn sàng là một trong những người đầu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Indonesia một khi vắc-xin được đưa vào sử dụng.

Tổng thống Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19

Tổng thống Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay (18/11) cho biết ông sẵn sàng là một trong những người đầu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Indonesia một khi vắc-xin được đưa vào sử dụng.