Cảnh thiên nhiên ngoạn mục trong bộ ảnh Sếu của NAG Tăng A Pẩu

VOV.VN - Anh tìm sách, tài liệu chuyên môn về nhận dạng và tên gọi tiếng Anh của các loài chim, để xác định con chim mà mình chụp hình là loài nào

Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp về đời sống chim rừng ở Việt Nam của nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu sẽ được trưng bày trong triển lãm mang tên “Chim rừng mùa kết bạn”, khai mạc chiều 24/1 và kéo dài đến hết ngày 28/1 tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Q 1, TP. HCM. Triển lãm do Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM tổ chức.

Hàng ngày, trên trang Facebook cá nhân của anh và một số diễn đàn ảnh, nhiều người chờ để xem những tấm hình rất đẹp mà Tăng A Pẩu chụp thiên nhiên hoang dã: những loài chim quý hiếm, bò tót, bướm, những kỳ hoa dị thảo trong rừng Việt Nam.

 
Anh kể về những chuyến đi công phu vất vả, leo rừng lội suối và phải nhiều khi phải tìm, phải phục cả mấy ngày trời mới chụp được những tấm hình về một loài chim, loài thú hiếm.

Trong bộ sưu tập những bức hình anh đã chụp có những bức vô cùng ngoạn mục, mô tả sinh hoạt của những loài chim, và điều đặc biệt là anh đều có thuyết minh cho từng bức: đó là loài chim gì, sống ở đâu, có đặc điểm gì…

Tăng A Pẩu cho biết: anh tìm sách, tài liệu chuyên môn về nhận dạng và tên gọi tiếng Anh của các loài chim, để xác định con chim mà mình chụp hình. Anh cho biết, trên thế giới chim được gọi bằng tên thông dụng như mô tả đặc điểm hành vi (ví dụ như chim Đớp ruồi- Flycatcher, chim Trảu chuyên ăn côn trùng, vừa bay vừa bắt ong- Beeeater), hoặc gọi theo màu sắc chim như  Redheaded - Đầu đỏ,  Longtailed - Đuôi dài, Balck back - Lưng đen, Limestone  Babbler - Khướu Đá vôi ...)​

Các du khách xem chim từ thế giới đổ về Việt Nam, họ gọi tên chim một cách thống nhất từ ngữ định danh. Còn ở Việt Nam, còn rất nhiều loài chim rừng chưa có tên gọi.

Có khi những người yêu chim rừng việt Nam cũng không biết gọi nhiều loài chim bằng tên gì nên buộc phải gọi bằng tên tiếng Anh. Muốn giao lưu học hỏi, tìm chỉ dẫn vùng khu trú của chim, cũng phải biết tên tiếng Anh cho từng loài, vì có khi các nhiếp ảnh gia phải đi đến những quốc gia lân cận tìm những giống chim khó thấy ở Việt Nam nhưng lại dễ tìm ở sát vùng biên giới Việt Nam với nước khác.

Thỉnh thoảng khi vào rừng anh vẫn hay gặp những du khách yêu chim (gọi là Birder ) và trao đổi với họ, dĩ nhiên trong những câu chuyện ấy anh phải gọi chim bằng tên tiếng Anh. Anh được trợ giúp thông tin từ bạn bè là một số chuyên gia về bảo vệ thiên nhiên và cả các hướng dẫn viên xem chim (Birdguide ), những người cũng phải biết gọi tên và thuộc hoàn toàn 100 % tiếng Anh của hơn 850  loài chim rừng Việt Nam để hướng dẫn cho khách!

Thông qua triển lãm, anh muốn giới thiệu đến công chúng thiên nhiên phong phú và tuyệt vời của đất nước Việt Nam để kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ. Cảm mến tấm lòng nhiệt thành của Tăng A Pẩu, và yêu thích những bức ảnh chụp của anh, nhiều người ở khắp nơi (cả những người chưa quen biết) đã ủng hộ anh, đóng góp những khoản tiền có thể rất nhỏ bé nhưng chung tay để đỡ anh một phần chi phí in ảnh, làm khung ảnh triển lãm.

Tăng A Pẩu mong muốn có thể tổ chức được thêm nhiều cuộc triển lãm ở những địa phương khác trên cả nước, để kêu gọi và nhân rộng trong cộng đồng ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên-  những tài sản vô giá đang dần bị mai một bởi sự xâm phạm của chính bàn tay con người.

Cùng ngắm những bức ảnh các loài sếu - một phần trong triển lãm ảnh chim rừng của nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu.

  Tình khúc
  Tranh hùng
  Ve vãn?
  Vũ khúc sum vầy
 
 
 
 
   
 
  Tỉa tót
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem thêm: Bộ ảnh "Những loài chim đẹp, quý hiểm của Việt Nam"
 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên