Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm, lụp xụp

Xã Na Cô Sa (huyện Mường Nhé, Điện Biên) là một trong những xã nghèo nhất nước khi 4 yếu tố để phát triển đời sống kinh tế - xã hội là “điện, đường, trường, trạm” vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn.

Từ thành phố Điện Biên, để đến được Na Cô Sa cần phải vượt hơn 150 km đường đèo đến ngã ba xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé. Từ ngã ba này cần phải tiếp tục đi khoảng 26 km đường đất dốc, nguy hiểm. Nếu là những ngày khô ráo thì cần phải mất gần 2 giờ, còn nếu trời mưa thì mất khoảng 8 - 9 giờ, thậm chí là không thể đi được vì đường quá trơn.

Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm. Nơi ở cho học sinh nội trú là những túp lều lụp xụp.

Trong chuyến công tác lên Na Cô Sa, phóng viên VOV đã ghi lại những hình ảnh mà nếu xem, độc giả có thể cảm nhận được sự khó khăn của các thầy cô và học sinh nơi đây./.

Toàn cảnh trường Tiểu học  - THCS Na Cô Sa

Mọi hoạt động dạy và học của thầy trò diễn ra trong những dãy nhà như thế này

Đây là dãy nhà khang trang nhất của trường mới được đầu tư xây dựng

Ngồi học trong những lớp học như thế này chắc chắn sẽ có cảm giác thoáng và... lạnh

Thứ sang nhất của phòng học là bàn ghế...

... bảng chống loá và ghế bọc nỉ: Cọc cạch

Học sinh ở Na Cô Sa, cùng lớp mà như hai chị em

Nơi ở cho học sinh nội trú...

...là những túp lều lụp xụp

Giá sách cùng nơi để chạn bát

Đồ làm bếp của học sinh nội trú Na Cô Sa

Treo điện thoại ở hàng rào là cách duy nhất để “hứng” được “sóng rơi”

 

Thầy Hiệu phó Quàng Văn Quyết trao đổi công việc với đồng nghiệp. 
A lô, Quyết Na Cô Sa đây, nghe rõ không...?

Mỗi lần bắt được sóng, dù có chồn chân, mỏi gối, thầy cô vẫn muốn... Alo

Phải cuốn dây (cắt từ lốp ô tô) hoặc xích cam xe máy vào lốp như thế này mới đi được trời mưa

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên