Hội Chọi trâu ở Lập Thạch

Lễ hội Chọi trâu (còn gọi là lễ hội “Đấu ngưu”), về bản chất là lễ hiến sinh của tục cầu mưa- nghi lễ phổ biến của cư dân trồng lúa nước.

Lễ hội năm nay ở Bạch- Lưu Hạ - Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) diễn ra vào 02 ngày 16-17 tháng giêng âm lịch (10-11 tháng 2/2009), đã thu hút hàng vạn du khách thập phương tới đấu trường.

Trước ngày mở sới, dân làng biện một lễ mọn lên Đền Hùng kính cáo, coi như xin phép các Vua Hùng cho mở hội. Đêm ấy, dân làng thức trắng toan tính chuyện làm ăn trong cả năm và dĩ nhiên là bàn về chuyện thắng thua của 12 cặp đấu sẽ vào sới tranh tài thượng võ.

Vòng bán kết có 06 đôi trâu thi đấu để chọn lấy 03 đôi trâu vào vòng chung kết.

Năm nay, chức Quán quân đã thuộc về trâu mang số báo danh 12. Giải Nhì và giải Ba thuộc về trâu mang số 03 và 07.

Đấu trường


Chuẩn bị


Gườm


Đối đấu


Miếng móc hầu



Rượt đuổi


Quyết liệt


Hất tung đối thủ


Miếng lao


Một số khán giả thiếu ý thức tự ý vào khu vực đấu trường



Chiến thắng (trâu vô địch mang số 12 đang rượt đuổi trâu 07 trong trận chung kết)


Khác với đấu trường Đồ Sơn (Hải Phòng), sới chọi Hải Lựu đúng nghĩa là một lễ hội chọi trâu tồn tại trong dân gian với những nghi thức cổ còn sót lại. Phần lễ: dâng lễ tận Đền Hùng, toan tính chuyện làm ăn cho một năm... Phần hội: người dân sở tại và dân tứ xứ xem chọi trâu hào hứng và gần gũi như xem hai trâu đánh nhau ở làng!.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên