Những hình ảnh về Triều Tiên qua ống kính của nữ phóng viên Singapore

Nữ phóng viên ảnh Maye-E Wong của AP đã cố gắng ghi lại những hình ảnh chân thực về một Triều Tiên khác với những hình dung lâu nay.

Người dân tại một khu vui chơi ở thủ đô Bình Nhưỡng. Vào tháng 1/2012, hãng tin AP mở văn phòng đại diện tại thủ đô của Triều Tiên và vẫn là cơ quan truyền thông duy nhất của Mỹ tại quốc gia này. Hãng đưa tin về nhiều lĩnh vực của Triều Tiên. Maye- E Wong là phóng viên ảnh chuyên trách của hãng. AP chịu kiểm soát mạnh mẽ từ chính phủ Triều Tiên.  
Một nhóm người chơi bóng chuyền tại công viên nước Munsu. Wong viết trong một email: “Mặc dù người dân Triều Tiên sống trong một xã hội khép kín, họ vẫn vui chơi và thưởng thức những thú vui trong cuộc sống như bất cứ ai trong số chúng ta”.  
Học sinh tiểu học biểu diễn trong giờ học đàn. Phóng viên ảnh Wong là người Singapore và cô đến Triều tiên 10 ngày mỗi tháng. Cô làm việc với Eric Talmadge, trưởng đại diện văn phòng AP tại Pyongyang. 
Một người lính giữa lễ diễu hành kỉ niệm 70 năm đảng cộng sản Triều Tiên. Bộ ảnh được Wong chụp vào tháng 7/2013. Trước khi đến một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới, Wong cảm thấy khó khăn khi phải hình dung cuộc sống ở đây như thế nào.  
Một người đàn ông đạp xe trên đài tưởng niệm đảng lao động. Các phóng viên AP phải đặt lịch các chuyến thăm cho mỗi sự kiện, đề đạt và thương lượng với chính phủ cho mỗi hoạt động và khu vực họ muốn đến.
Một nữ cảnh sát giao thông đang phân luồng xe cộ trên đường phố. “Thử thách lớn nhất khi hoạt động báo chí ở Triều Tiên đó là tôi không thể đi đến bất cứ đâu khi tôi muốn. Chúng tôi luôn phải đi kèm với một hướng dẫn viên thuộc chính phủ”, Wong cho biết. “Tôi không được phép tự do đi lại trên đường phố một mình và chụp ảnh”.
Học sinh tiểu học chơi đùa trong trại hè học sinh quốc tế Songdowon ở công viên nước. Trại hè bắt đầu được mở vào những năm 1960 để tăng cường quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Wong chia sẻ những dòng tiêu đề trong các bản tin chỉ miêu tả về Triều Tiên như là một nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân hoặc người dân bị chịu áp bức, vi phạm quyền con người... Rõ ràng chúng không miêu tả được cuộc sống thực sự của người dân ở đây là như thế nào. Cô hy vọng những bức ảnh của mình sẽ giúp độc giả nhìn ra được một điều gì đó hơn thế.  
Các quân nhân Triều Tiên tham dự buổi hòa nhạc trong buổi lễ kỉ niệm 70 năm đảng lãnh đạo đất nước. Wong cho biết khi cô đến chụp ảnh các sự kiện như lễ kỷ niệm, ngày thành lập quốc gia hoặc được mời đến các chuyến tham quan bệnh viện, trường học, nhà máy..., các chương trình đều được tổ chức rất tốt. Mọi thứ dường như đều trông hoàn hảo. Gần như không có bất kỳ sơ suất gì xảy ra. 
Người dân cúi đầu chào trước bức tượng của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong II trên đồi Munsu trong dịp lễ kỉ niệm 62 năm đình chiến giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên. Nữ phóng viên ảnh cho biết tìm kiếm được những khoảnh khắc đời thường là công việc không đơn giản bởi quá trình đưa tin, chụp hình đều nằm dưới sự kiểm soát gắt gao của chính phủ. Tuy vậy, cô, những đồng nghiệp và cán bộ chính phủ đều dành cho nhau sự tôn trọng nghề nghiệp đôi bên.   
Điệu múa tổng hợp tại sân vận động Kim Nhật Thành.
Một phụ nữ đứng đợi bên ngoài nhà hàng trong cơn mưa. Phóng viên ảnh AP chia sẻ rằng người dân Triều Tiên nhiều khi không quen với việc bị chụp ảnh trên đường phố nên thỉnh thoảng, cô cũng chụp từ cửa kính ôtô. Bằng cách đó, Wong ghi lại được nhiều khoảnh khắc chân thật hơn. Cô cũng thử dùng những máy ảnh nhỏ hơn để việc nắm bắt các khoảnh khắc được kín đáo.
Trẻ em trượt patin trên quảng trường Kim Nhật Thành. Đây là một trong những tấm ảnh đầu tiên Wong chụp ở Triều Tiên. “Đây hoàn toàn không phải là hình ảnh tôi kỳ vọng sẽ thấy được ở nơi này”, cô nói.
Những vũ công biểu diễn trên quảng trường Kim Nhật Thành.  
Một phụ nữ đang quét dọn những bậc thang trên quảng trường Kim Nhật Thành. “Khi tôi đang ngắm nhìn đường phố và ghi lại những hoạt động của người dân Triều Tiên, thỉnh thoảng, họ lại không hiểu tại sao tôi làm vậy. Họ chẳng thấy việc họ đang làm có gì thú vị để mà chụp ảnh”, Wong chia sẻ. 
Học sinh tham quan bảo tàng Sinchon về tội ác của quân đội Mỹ. “Những người dân Triều Tiên được nuôi dạy trong một xã hội mà đến tận bây giờ họ vẫn tin rằng đất nước đang trong tình trạng chiến tranh và Mỹ là kẻ thù. Việc là một nữ phóng viên ảnh châu Á có thể khiến họ cởi mở với tôi hơn một chút, nhưng tất cả đều phải bắt nguồn từ thái độ của bạn. Hãy tiếp cận mọi người với một nụ cười và phá tan khoảng cách bằng một vài từ ngôn ngữ địa phương, họ sẽ dễ dàng chấp nhận bạn hơn. Điều này đúng với mọi nơi trên thế giới, không chỉ TriềuTiên", Wong nói.  
Người dân ngắm pháo hoa ở Bình Nhưỡng. "Tôi cảm thấy Triều Tiên dường như đang bị đóng băng. Rất nhiều hàng hóa của họ đến từ Trung Quốc nhưng toàn là đồ cũ. Các vùng ngoại ô rất kém phát triển. Tuy vậy, cảnh thật sự rất đẹp và yên tĩnh", phóng viên ảnh AP nói. Nhưng Wong cũng cho biết thủ đô của Triều Tiên đã có nhiều thay đổi tích cực. Taxi xuất hiện nhiều hơn và tắc đường đôi khi vẫn xảy ra.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu oanh tạc cơ B-1 Lancer: Đòn răn đe Triều Tiên mạnh mẽ của Mỹ
Siêu oanh tạc cơ B-1 Lancer: Đòn răn đe Triều Tiên mạnh mẽ của Mỹ

VOV.VN - Mỹ đã điều 2 siêu máy bay ném bom siêu thanh chiến lược B-1 Lancer bay qua Hàn Quốc để răn đe vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên.

Siêu oanh tạc cơ B-1 Lancer: Đòn răn đe Triều Tiên mạnh mẽ của Mỹ

Siêu oanh tạc cơ B-1 Lancer: Đòn răn đe Triều Tiên mạnh mẽ của Mỹ

VOV.VN - Mỹ đã điều 2 siêu máy bay ném bom siêu thanh chiến lược B-1 Lancer bay qua Hàn Quốc để răn đe vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên.

Vì sao Nga không thể “ngăn” được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un?
Vì sao Nga không thể “ngăn” được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un?

VOV.VN - Các chuyên gia về châu Á ở Nga cho rằng không như Bắc Kinh, Moscow trên thực tế không có ảnh hưởng nào đối với Triều Tiên.

Vì sao Nga không thể “ngăn” được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un?

Vì sao Nga không thể “ngăn” được lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un?

VOV.VN - Các chuyên gia về châu Á ở Nga cho rằng không như Bắc Kinh, Moscow trên thực tế không có ảnh hưởng nào đối với Triều Tiên.

Mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thực sự lớn đến đâu?
Mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thực sự lớn đến đâu?

VOV.VN - Với thành công trong những vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa gần đây, giới phân tích cho rằng, Triều Tiên đang tiến nhanh hơn mọi dự đoán.

Mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thực sự lớn đến đâu?

Mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thực sự lớn đến đâu?

VOV.VN - Với thành công trong những vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa gần đây, giới phân tích cho rằng, Triều Tiên đang tiến nhanh hơn mọi dự đoán.

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên

VOV.VN -Các vụ phóng tên lửa trên được thực hiện sau khi Hàn Quốc và Mỹ hôm 8/7 đã quyết định chính thức triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên

VOV.VN -Các vụ phóng tên lửa trên được thực hiện sau khi Hàn Quốc và Mỹ hôm 8/7 đã quyết định chính thức triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.