PGS.TS Phạm Bích San: Tạo môi trường để người dân tuân thủ pháp luật

VOV.VN - Theo PGS.TS Phạm Bích San, việc đưa pháp luật đến với người dân cần phải làm ngay từ khi còn nhỏ, trong nhà trường. 

Ngày Tết, số vụ gây gổ, đánh nhau vì những lý do không đâu có phải là vấn đề xã hội hiện nay? PGS.TS Phạm Bích San (Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển) trò chuyện cùng phóng viên  VOV.

PGS.TS Phạm Bích San (Ảnh: KT).

Bất an khi ra khỏi nhà

PV: Hiện tượng đánh nhau chỉ vì những va chạm, mâu thuẫn nhỏ ngày càng phổ biến. Ông lý giải như thế nào về điều này?

PGS.TS Phạm Bích San: Chúng ta hãy nhìn theo chiều dài lịch sử sẽ thấy vấn đề rõ hơn. Ngày xưa, dân cư sống theo cộng đồng ở vùng nông thôn, làm nông nghiệp, nơi mọi người đều biết nhau, các hành vi được xã hội kiểm soát chặt chẽ, con người sống với nhau theo tình cảm tình làng nghĩa xóm. Sau đó đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự kiểm soát xã hội vẫn chặt chẽ khiến người ta hành xử nghiêm túc.

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, xã hội được kiểm soát bằng pháp luật thì con người ứng xử với nhau không được tốt lắm. Xã hội đang chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội được quản lý bằng luật pháp, trong khi luật pháp chưa được hoàn chỉnh, đầy đủ, sự giám sát của những người thực thi pháp luật chưa được chặt chẽ, công tâm, công bằng đã dẫn đến những hành vi lệch chuẩn.

PV: Một bộ phận người Việt ngày càng hung hăng có khiến ông bất an mỗi khi ra khỏi nhà?

PGS.TS Phạm Bích San: Cảm giác bất an đến với tôi từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây cảm giác ấy nhiều hơn. Tôi rất sốc khi nghe tin có ông tiến sĩ bị một cán bộ công chức đánh khi đang đi bộ tập thể dục buổi sáng chỉ vì những va quệt giao thông nhỏ. Nghe chuyện tôi lại nghĩ đến mình, mình cũng là ông tiến sĩ hay lãng đãng, hay đi bộ tập thể dục, liệu có ngày nào đó mình đang đi bộ thì bị ai đó đánh hay không. Tình trạng bất an đang có ở mọi người và chúng ta đang bối rối, lúng túng để xử lý.

Người dân ngày càng có tâm trạng bất an khi ra khỏi nhà (Ảnh: KT).

Gắn kết hiểu biết với tuân thủ pháp luật

PV: Ông có cho rằng hiện vẫn còn khoảng cách giữa sự hiểu biết pháp luật và sự tuân thủ pháp luật?

PGS.TS Phạm Bích San: Nhóm hiểu biết pháp luật nhất là các công chức ở trong bộ máy hành chính, nhưng không ít người lại có sự hành xử không phù hợp với hình ảnh của một vị công chức. Có lẽ qua một thời gian rất dài, các chuẩn mực bị lệch chuẩn nên người ta lỏng lẻo trong việc tuân thủ pháp luật. Các hành vi vi phạm lại không được xử lý đầy đủ, nghiêm túc dẫn đến việc con người không tôn trọng, thực thi đúng pháp luật.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh cứ vi phạm luật giao thông bị công an xử phạt thì câu cửa miệng là: Xin đồng chí thông cảm. Việc nhỏ, việc to cứ sai là xin thông cảm. Người cầm cân nảy mực lại cũng sẵn lòng thông cảm. Đã là pháp luật thì không có việc thông cảm. Việc này cứ tái diễn sẽ làm cho pháp luật không còn giữ được sự chuẩn mực và bảo hộ cho những công dân trong xã hội.

 “Theo tôi là có 4 cấp độ để tạo ra một môi trường mà người dân tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc: Giá trị xã hội phải được tôn trọng, pháp luật phải nghiêm, nhân dân phải biết được pháp luật, việc thực thi pháp luật, nhất là trong các bộ máy hành chính phải nghiêm túc, có trách nhiệm và chịu trách nhiệm”, PGS.TS Phạm Bích San.

PV: Vậy làm sao để gắn kết sự hiểu biết pháp luật với sự tuân thủ pháp luật trong mỗi cá nhân, thưa ông?

PGS.TS Phạm Bích San: Câu chuyện quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tiên là trong nhà trường, việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân phải được coi trọng. Giáo dục công dân được dạy với những bài giảng lý thuyết khô cứng thì làm sao học sinh tiếp thu được. Giáo dục pháp luật cho các em cũng cần được thực hiện sinh động, tạo cho các em ý thức tôn trọng pháp luật từ nhỏ.

Pháp luật hiện nay còn nhiều điều chưa hoàn chỉnh, nhưng ít nhất phải được thực thi nghiêm túc. Người thực thi pháp luật phải làm nghiêm, đúng với chức năng, vai trò của mình. Làm sao để người dân nhìn thấy người đại diện pháp luật là họ nghĩ tới những hành xử hợp chuẩn. Mỗi chúng ta cũng phải gạt bỏ đi sự e dè khi thấy những điều chướng tai gai mắt. Nếu người thấy việc bất bình chẳng tha, được người dân ủng hộ, bảo vệ, giúp đỡ thì kẻ xấu sẽ chùn bước. Như thế sẽ tạo thành bầu không khí chung, tạo thành chuẩn mực chung của xã hội.

PV: Chúng ta cần làm gì để tạo ra một môi trường mà người dân tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc?

PGS.TS Phạm Bích San: Đầu tiên, pháp luật phải được xây dựng dựa trên nền tảng các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc như: giá trị tôn trọng người già, chia sẻ, nhường nhịn, không gây gổ, đánh nhau… Một thời gian dài chúng ta đã không giáo dục đầy đủ cho thế hệ sau biết những giá trị tốt đẹp cần được tôn trọng, đặc biệt là giá trị dân tộc. Đồng thời, pháp luật có tốt, các giá trị truyền thống mới được duy trì.

Hiện pháp luật chúng ta đã đầy đủ và trọn vẹn hay chưa? Câu trả lời là chưa, câu chuyện này vẫn đang tiếp tục và cần được tăng cường hơn nữa. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét, pháp luật đã đến được với người dân hay chưa? Người dân có hiểu về luật pháp hay không? Việc đưa pháp luật đến với người dân cần phải làm ngay từ khi còn nhỏ, trong nhà trường. Truyền thông cũng cần tăng cường giới thiệu pháp luật.

Rồi những người trong bộ máy hành chính ứng xử với việc thực thi pháp luật như thế nào? Gần đây có hiện tượng, công chức cũng tham gia vào các vụ đánh lộn. Những người trong bộ máy hành chính lại không thực thi pháp luật một cách nghiêm túc, người dân dễ nhìn vào. Rõ ràng bộ máy hành chính đang có vấn đề, nó quá cồng kềnh. Vì quá đông nên người ta hay nhìn nhau và khi có chuyện không ai chịu trách nhiệm. Trong bộ máy hành chính, trách nhiệm cá nhân rất ít. Bao nhiêu chuyện xảy ra nhưng không thấy cá nhân nào chịu trách nhiệm.

Cuối cùng là câu chuyện của chúng ta, những công dân chọn trở thành “hèn đại nhân” hay là người thấy việc bất bình chẳng tha.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH Nguyễn Chiến: Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường
ĐBQH Nguyễn Chiến: Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường

VOV.VN - Theo ĐBQH Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội), nếu chúng ta không xử lý bằng pháp luật thì tình trạng bạo lực học đường sẽ gia tăng.

ĐBQH Nguyễn Chiến: Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường

ĐBQH Nguyễn Chiến: Thực thi nghiêm pháp luật để giảm bạo lực học đường

VOV.VN - Theo ĐBQH Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội), nếu chúng ta không xử lý bằng pháp luật thì tình trạng bạo lực học đường sẽ gia tăng.

Xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để kiểm soát quyền lực
Xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để kiểm soát quyền lực

VOV.VN - Theo chuyên gia, nếu phát hiện cán bộ có biểu hiện vi phạm pháp luật, biến chất, kể cả cán bộ cấp cao, cần xử lý nghiêm để làm gương…

Xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để kiểm soát quyền lực

Xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh để kiểm soát quyền lực

VOV.VN - Theo chuyên gia, nếu phát hiện cán bộ có biểu hiện vi phạm pháp luật, biến chất, kể cả cán bộ cấp cao, cần xử lý nghiêm để làm gương…

Phát tán clip “ra đường đốt bom”: Quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật
Phát tán clip “ra đường đốt bom”: Quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật

VOV.VN - Ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về ranh giới trò chơi và hành vi vi phạm pháp luật

Phát tán clip “ra đường đốt bom”: Quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật

Phát tán clip “ra đường đốt bom”: Quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật

VOV.VN - Ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về ranh giới trò chơi và hành vi vi phạm pháp luật

Hiện tượng chống người thi hành công vụ do pháp luật xử chưa nghiêm
Hiện tượng chống người thi hành công vụ do pháp luật xử chưa nghiêm

VOV.VN - Người dân bây giờ có tình trạng nhờn pháp luật. Chính vì thế chúng ta chưa giải quyết được tận gốc vấn đề chống người thi hành công vụ.

Hiện tượng chống người thi hành công vụ do pháp luật xử chưa nghiêm

Hiện tượng chống người thi hành công vụ do pháp luật xử chưa nghiêm

VOV.VN - Người dân bây giờ có tình trạng nhờn pháp luật. Chính vì thế chúng ta chưa giải quyết được tận gốc vấn đề chống người thi hành công vụ.

“Lãnh đạo gương mẫu, thượng tôn pháp luật thì không ai dám nhờn”
“Lãnh đạo gương mẫu, thượng tôn pháp luật thì không ai dám nhờn”

VOV.VN - "Cán bộ, nhất là người lãnh đạo tận tâm với công việc, gương mẫu thì chắc chắn cán bộ, đảng viên sẽ nghiêm chỉnh chấp hành".

“Lãnh đạo gương mẫu, thượng tôn pháp luật thì không ai dám nhờn”

“Lãnh đạo gương mẫu, thượng tôn pháp luật thì không ai dám nhờn”

VOV.VN - "Cán bộ, nhất là người lãnh đạo tận tâm với công việc, gương mẫu thì chắc chắn cán bộ, đảng viên sẽ nghiêm chỉnh chấp hành".

Hôi của - Đừng để lòng tham bất chấp pháp luật
Hôi của - Đừng để lòng tham bất chấp pháp luật

VOV.VN - Biết “hôi của” là phạm tội song người ta vẫn làm, như vậy là vì lòng tham quá lớn mà họ bất chấp pháp luật

Hôi của - Đừng để lòng tham bất chấp pháp luật

Hôi của - Đừng để lòng tham bất chấp pháp luật

VOV.VN - Biết “hôi của” là phạm tội song người ta vẫn làm, như vậy là vì lòng tham quá lớn mà họ bất chấp pháp luật