“Lợi ích nhóm”, “sân sau” che giấu tinh vi, phức tạp hơn

VOV.VN - Đảng, Nhà nước đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng lớn, “lợi ích nhóm”, “sân sau” thì loại tội phạm này sẽ chuyển sang đối phó tinh vi hơn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga  nhấn mạnh điều này khi trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 trước Quốc hội, sáng 4/11.

Xử lý nhiều cán bộ cao cấp

UB Tư pháp nhận thấy, dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, khởi tố, xử lý nghiêm minh theo hướng làm rõ đến đâu, xử lý đến đó.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ cao cấp do tham nhũng, vi phạm về quản lý kinh tế.

Đáng lưu ý, nếu như trước đây, các vụ án kinh tế lớn mà dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng, nhưng do không chứng minh được yếu tố tham nhũng, chiếm đoạt thì nay nhiều vụ án đã chứng minh được yếu tố này để xử lý nghiêm minh. Nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được đưa ra xét xử kịp thời, với hình phạt nghiêm khắc. Các cơ quan tư pháp đã tích cực thực hiện kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản nhằm bảo đảm thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát do tham nhũng…

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng, số vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương có chuyển biến, nhưng chưa đều.

Một số trường hợp phát hiện yếu tố tham nhũng, vụ lợi trong các vụ án kinh tế còn ít, chưa phản ánh đúng bản chất, động cơ, mục đích của người phạm tội.

Uỷ ban Tư pháp cơ bản đồng tình với đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng là “đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm”. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, “tham nhũng vặt” vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở và chưa bị đẩy lùi, tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng tăng so với năm 2018, gây bức xúc trong dư luận.

Đáng lưu ý, trong khi Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng lớn, “lợi ích nhóm”, “sân sau” thì loại tội phạm này sẽ chuyển sang thủ đoạn đối phó, che giấu dưới các hình thức tinh vi, phức tạp hơn…

Dư luận cử tri cho rằng, trong lĩnh vực cổ phần hóa, mua bán tài sản công, ở nơi nào có hiện tượng “Nhà nước mua đắt, bán rẻ” các tài sản lớn thì ở đó có dấu hiệu của những vụ tham nhũng lớn và đa số các vụ án sai phạm lớn về kinh tế trong giai đoạn vừa qua đều có yếu tố vụ lợi.

Có trường hợp được bổ nhiệm gây bức xúc dư luận

Cũng theo bà Lê Thị nga, tình trạng bổ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn vẫn diễn ra, có trường hợp được bổ nhiệm gây bức xúc trong dư luận. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tuy được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, người dân hoặc vi phạm nghiêm trọng về quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc trong dư luận.

“Đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể cho Quốc hội kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, nhất là bổ nhiệm lãnh đạo giữ chức vụ, quản lý trên cả nước” – báo cáo nhấn mạnh.

Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng mặc dù được tăng cường nhưng vẫn chưa triệt để và chưa tương xứng với các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý. Vẫn chưa tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng để tăng cường các giải pháp thực hiện… Do đó, hiệu quả của biện pháp này trong công tác PCTN chưa cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Điểm danh” nhiều vụ tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng
“Điểm danh” nhiều vụ tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Việc để xảy ra tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, bảo vệ pháp luật làm giảm niềm tin của nhân dân.

“Điểm danh” nhiều vụ tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng

“Điểm danh” nhiều vụ tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Việc để xảy ra tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, bảo vệ pháp luật làm giảm niềm tin của nhân dân.

“Tăng cường dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn”
“Tăng cường dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn”

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh điều này khi báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019, sáng 4/11.

“Tăng cường dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn”

“Tăng cường dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn”

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh điều này khi báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019, sáng 4/11.

Tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng là hiện tượng có thật
Tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng là hiện tượng có thật

VOV.VN - Hiện tượng tham nhũng ở các cơ quan này tuy không phổ biến nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân.

Tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng là hiện tượng có thật

Tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng là hiện tượng có thật

VOV.VN - Hiện tượng tham nhũng ở các cơ quan này tuy không phổ biến nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân.